Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đặc điểm sinh vật Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 37: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật VN - Trình bày được sự giàu có của thành phần loài. - Hiểu được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng đọc bản đồ, phân tích ảnh địa lý và các mối liên hệ địa lý. - Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng. - Xác định trên bản đồ vị trí các vườn quốc gia của VN. 3. Về thái độ, hành vi - GD ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật VN. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề,... - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh; tư duy và tổng hợp lãnh thổ,... II. CHUẨN BỊ: II.1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ thực động vật Việt Nam. - Một số trang loài SV quý hiếm và SV của địa phương (nếu có). - Bảng phụ. II.2. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : (?)Nêu đặc điểm 2 nhóm đất chính: Feralits, phù sa ?. (?)Tại sao phải sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất? Trình bày các biện pháp đó? 3. Bài mới 3. 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các câu hỏi sau: + Kể tên các loại cây/con được nhắc đến trong các hình đánh số từ 1-10 + Loài nào em biết, loài nào không + Từ phát hiện này, em có nhận xét gì về sinh vật nước ta? - Bước 2: HS làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV gợi mở, liên hệ vào bài mới. SV được coi là thành phần chỉ thị môi trường địa lí tự nhiên và gắn bó với môi trường ấy tạo thành hệ sinh thái thống nhất. VN là xứ sở của rừng và của muôn loài sinh vật đến hội tụ sinh sống và phát triển. Điều đó được thể hiện rõ trong nội dung bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm chung sinh vật VN(10 phút) - Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật VN - PPDH: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. - HTTC: cả lớp, cá nhân. - Các bước tiến hành: Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: + GV yêu cầu HS: Dựa bản đồ thực vật và động vật kết hợp SGK và kiến thức: (?) Tìm trên bản đồ các kiểu rừng, các loài TV, ĐV sống ở các môi trường khác nhau? MT cạn, MT nước, MT ven biển. (?) Qua đó cho biết sự đa dạng của sinh vật VN thể hiện ntn? (Thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái, công dụng của các sản phẩm) (?) Chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên thể hiện trong giới sinh vật ntn? Sự hình thành đồi núi, rừng nhiệt đới gió mùa trên đất liền. Sự hình thành khu hệ sinh thái biển nhiệt đới. (?) Con người đã tác động đến hệ sinh thái ntn? + HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. + GV chuẩn kiến thức. => T/c phong phú và đa dạng của giới sinh vật TNVN thể hiện ở số lượng, ở thành phần loài động, thực vật đa dạng về kiểu hệ sinh thái như thế nào? 1. Đặc điểm chung - SV VN rất phong phú và đa dạng: + Đa dạng về thành phần loài và gen + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm sinh học (lấy dầu, gỗ, nhựa, dược liệu). - Sinh vật phát triển khắp nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm. Hoạt động 2: tìm hiều sự giàu có về thành phần loài. (10 phút) - Mục tiêu: trình bày được sự giàu có về thành phần loài. - PPDH: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, neu và giải quyết vấn đề. - HTTC: cả lớp, cá nhân. - Các bước tiến hành : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: + GV treo bảng phụ và giới thiệu: Bảng phụ: - Số loài: 30.000 loài sinh vật. + Thực vật: > 14.600 loài. Trong đó: có 9.949 loài sống ở rừng nhiệt đới. Có 4.675 loài sống ở rừng á nhiệt đới. + Động vật: >11.200 loài. Có 1.000 loài và phân loài chim. 250 loài thú. 5.000 loài côn trùng. 2.000 loài cá biển. 500 loài cá nước ngọt. => Giới thiệu cho HS và KL - Bước 2: + GV yêu cầu HS, trả lời câu hỏi: (?) Dựa vào vốn hiểu biết, hãy nêu những nhân tố tạo lên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta? - KH, thổ nhưỡng và các thành phần khác. - TP bản địa chiếm 50%. - TP di cư chiếm gần 50% - T.Hoa: 10% ĐB, BT.Bộ: cận nhiệt đới. - Himalaya: 10%: TB, TSB: ôn đới núi cao - Mã lai: 15%: T.Nguyên, N.Bộ: NĐ, Á nh.đới, XĐ. - Mianma: 14%: TB, Trung du, cây rụng lá ưa khô. + HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. + GV chuẩn kiến thức. 2. Sự giàu có về thành phần loài SV. - Số loài sinh vật nước ta lớn, xấp xỉ 36.000 loài SV( bản địa 50% ) + TV: 14.600 loài. + ĐV: 11.200 loài. - Loài quý hiếm: + TV: 350. + ĐV: 365. -> Do môi trường sống của VN thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới. Hoạt động 3: tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài.(15 phút) - Mục tiêu : Hiểu được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. - PPDH : hợp tác theo nhóm, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. - HTTC : cả lớp, nhóm, cá nhân - Các bước tiến hành : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: + GV giới thiệ về “hệ sinh thái”. * Hệ sinh thái : là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) của quần xã. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Nêu tên và sự phân bố đặc điểm nổi bật các kiểu hệ sinh thái ở nước ta? + HS trả lời. - Bước 2: + GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút: + N1: Tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn. + N2: Tìm hiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. + N3: Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. + N4: Hệ sinh thái nông nghiệp. + Gọi đại diện các nhóm trình bày KQ. Nhóm khác bổ sung. + GV chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ. (?) Rừng trồng và rừng TN có gì khác nhau ? - Rừng trồng thuần chủng theo nhu cầu con người. - Rừng TN nhiều chủng loại, sống xen kẽ. 3. Sự đa dạng về hệ sinh thái : ( Bảng phụ). Tên hệ sinh thái Sự phân bố Đặc điểm nổi bật a) Hệ sinh thái rừng ngập mặn - Rộng 300.000 ha dọc bờ biển, ven hải đảo. - Sống trong bùn lỏng : cây sú, vẹt, đước, các hải sản, chim thú b) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. - Đồi núi chiếm 3/4 S lãnh thổ từ biên giới Việt - Trung, Lào vào Tây Nguyên. - Rừng thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể. - Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) ở Tây Nguyên. - Rừng tre, nứa Việt Bắc. - Rừng ôn đới vùng núi HLS. c) Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. - 11 vườn quốc gia. + MB : 5 + MT : 3 + MN : 3 - Nơi bảo tồn gen SV tự nhiên. - Là cơ sở nhân giống, lai tạo giống mới. - Phòng thí nghiệm TN. d) Hệ sinh thái nông nghiệp. - Vùng nông thôn đb, trung du miền núi. - Duy trì cung cấp LTTP, trồng cây công nghiệp. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV tóm tắt lại kiến thức. - GV củng cố kiến thức và đánh giá quá trình theo dõi bài học của HS thông qua trò chơi: “Ô cửa may mắn”: + Câu 1: Nước ta có bao nhiêu loài thực vật? A. 11.200 loài. B. 14.600 loài. C. 15.000 loài. D.15.500 loài. + Câu 2: Hệ sinh thái tự nhiên nào dưới đây không có ở Việt Nam? A. Rừng tai ga. B. Rừng ngập mặn. C. Rừng ôn đới núi cao . D. Rừng nhiệt đới gió mùa. + Câu 3: Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài là do: A. có nhiều hệ sinh thái. ` B. có nhiều loài sinh vật. C. vị trí địa lí, địa hình, đất, khí hậu và sự tác động của con người. D. cây cối phát triển quanh năm, nguồn thức ăn phong phú cho động vật. + Câu 4: Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng chủ yếu do: A. tác động của con người. B. diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. C. giảm nhiều về số lượng các loài sinh vật. D. nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. 3.4. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : (?) Trình bày đặc diểm chung của SV Việt Nam ? (?) Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta ? 3.5. HOẠT DỘNG TIM TOI/ MỞ RỘNG - Bài tập 3 SGK. - Học bài, chuẩn bị bài 38.