Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Vị trí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 23: VỊ TRÍ, GIỚI HAN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Hiểu được toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới han, diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam. Hiểu biết về ý nghĩa thực tiÔN và các giá trị cơ bản của vị trí địa lí hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế –xã hội của nước ta. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của đất nước, Qua đó đánh giá ý nghĩa và giá trị của vị trí lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế-xã hội. 3. Phẩm chất - Có ý thức và hành đông bảo vê , giữ gìn đôc lập chủ quyền của đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề , hợp tác ,giáo tiếp( sáng tạo, tự quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác….) - Năng lực chuyên biệt : Sử dụng bản đồ , tranh ảnh để phân tích số liệu ,nhận xét (Tư duy tổng hợp kiến thức, sử dụng hình ảnh, mô hình…….) II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Đông NamÁ, bản đồ Thế giới 2. Học sinh: - Đọc trước bài III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. kiểm tra bài cũ(4’) Từ năm 1986 đến nay kinh tế-xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật nào ? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV đ¬ưa ra các gợi ý: Đưa ra hình ảnh về 4 điểm cực lãnh thổ Việt Nam. Qua những hình ảnh đó em có hiểu biết gì? Phát biểu cảm tưởng của em? Bước 2: HS đ¬ưa ra các nhận định và để giải quyết các vế đề đó ? Bước 3: GV nhấn mạnh về vị trí lãnh thổ nước ta và chủ quyền lãnh thổ . Để hiểu hơn nữa về Tổ quốc mình tìm hiểu ở bài 23. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ (15 phút) * Mục tiêu - Trình bày và xác định được vị trí địa lí nước ta trên lược đồ Việt Nam. - Nhận biết các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. - Nêu được đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. - Rèn kỹ năng bản đồ * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Sử dụng phương tiện trực quan - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi/nhóm * Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8/Atlat - Bản đồ hành chính Việt Nam * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: + GV treo BĐTN VN và giới thiệu. Chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận theo nội dung trong thời gian 3 phút : + N1: Hãy xđ trên bản đồ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết toạ độ của chúng? + N2: Từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng và trải dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu nào? • 15 vĩ độ. Hơn 7 kinh độ + N3: Diện tích phần đất liền? Diện tích phần biển? Tên 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào? • Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) • Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) + Các nhóm thảo luận. GV hỗ trợ HS. + HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền và biển dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam. + GV chuẩn kiến thức: • VN nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ G.M.T (G: Green- wich; M: Me-ri-di-an; T: Time) là giờ của kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn. - Bước 2: + GV hướng dẫn HS quan sát BĐ và kết hơp với H24.1 giới thiệu phần biển nước ta mở rộng ra tới kinh tuyến 117020’Đ và có diện tích khoảng 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. HS dựa vào kết quả thảo luận nhóm, kết hợp với kiến thức đã học, vốn hiểu biểu: (?) Nêu đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên. (?) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý tới môi trường tự nhiên nước ta. Cho ví dụ? • Giáp biển Đông: khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, ẩm cao. • Miền Nam gần xích đạo: khí hậu nhiệt đới. • Miền Bắc có mùa đông lạnh: khí hậu cận nhiệt. + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. + GV chuẩn kiến thức. 1.Vị trí và giới hạn lãnh thổ. a) Phần đất liền. - Diện tích: 329.247km2 - Tọa độ: + Điểm cực B: 23º23’B Lũng Cú, Đồng Văn , Hà Giang. + Điểm cực N: 8 º34’B tại Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau. + Điểm cực Đ: 109 º24’Đ tại Vạn Ninh, Khánh Hòa. + Điểm cực T: 102 º10’Đ tại Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. - Nước ta kéo dài từ B-> N khoảng hơn 15 vĩ độ -> Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới. - Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT b) Phần biển: - Biển nước ta nằm ở phía đông lãnh thổ. Diện tích > 1triệu km2, có 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa. c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: - Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến BCB. - Vị trí gần trung tâm KV ĐNA - Cầu nối giữa đất liền và hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật ĐNA. HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm lãnh thổ ( 15 phút) * Mục tiêu - Nhận diện được hình dạng về lãnh thổ của nước ta - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Đánh giá hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng tới tự nhiên. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề - Hoạt động: Cặp đôi * Phương tiện - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Tập bản đồ/Atlat * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: GV đặt câu hỏi: + Lãnh thổ phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng gì tới các ĐKTN và hoạt động giao thông vận tải nước ta? + HS trả lời. + GV chuẩn kiến thức: -> Đối với thiên nhiên: Cảnh quan phong phú, đa dạng và sinh động, có sự khác biệt giữa các vùng, miền. ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên. -> Đối với GTVT: Phát triển nhiều loại hình vận chuyển đường bộ, đường biển, đường hàng không. =>Trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển làm cho các tuyến giao thông dễ hư hỏng do thiên tai. - Bước 2: + GV yêu cầu HS đọc bài đọc thêm “Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam” và trả lời câu hỏi: (?) Hãy xđ phần biển đông thuộc chủ quyền VN trên bản đồ TG (hoặc trên quả địa cầu)? (?) Đọc tên, xđ các đảo, bán đảo lớn trong biển đông? Đảo nào lớn nhất, thuộc tỉnh nào? (?) Vịnh nào đẹp nhất nước ta? Tổ chức UNESCO công nhận là di sản TG năm nào(1994)? (?) Xác địng quần đảo xa nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào? (?) Vịnh biển nào là một trong 3 vịnh biển tốt nhất TG? (Cam Ranh). (?) Hãy cho biết ý nghĩa lớn lao của biển VN? + HS xác định trên bản đồ và trả lời câu hỏi. + GV chuẩn kiến thức. 2. Đặc điểm lãnh thổ. a) Phần đất liền: - Lãnh thổ kéo dài, bề ngang phần đất liền hẹp, đường bờ biển uốn khúc chữ S dài 3260 km. -> Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong việc hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo. - Nước ta có đủ điều kiện phát triển nhiều loại hình vận tải. Nhưng cũng gặp nhiều trở ngại do thiên tai. b) Phần biển: - Biển nước ta mở rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển -> Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: Giao nhiệm vụ Học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy - Bước 2: HS làm hoàn thành phần luyện tập GV chuẩn xác đáp án. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng nêu những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý . 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Sưu tầm các hình ảnh về vùng biển VN - Chuẩn bị B24.