Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: đặc điểm kinh tế của các nước Đông Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Nam Á - Giải thích được vì sao khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không ổn định - Phân tích được nguyên nhân vì sao khu vực có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Đánh giá hiện trạng kinh tế các nước, liên hệ kinh tế Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nhằm khai thác thế mạnh của các nước. 2. Kĩ năng - Phân tích được bảng số liệu thống kê về khu vực kinh tế Đông Nam Á - Quan sát và nhận xét được lược đồ phân bố nông nghiệp, công nghiệp khu vực Đông Nam Á - Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên ảnh hưởng tới môi trường 3. Thái độ - Có ý thức xây dựng nền kinh tế đất nước - Có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ - Năng lực chuyên môn: Sử dụng các công cụ Địa lí; Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng PPTx, bảng số liệu cập nhật mới, lược đồ các ngành kinh tế Đông Nam Á, giấy A2, bút màu các loại, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi bài, bút iết, máy tính casio III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ -Đặc điểm dân cư khu vực ĐNÁ -Vì sao các nước ĐNÁ có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giáo viên đưa lược đồ các nước Đông Nam Á và thông tin về GDP của các nước trong khu vực, yêu cầu học sinh nối tên nước với tổng quy mô GDP tương ứng và đánh số thứ tự tên nước vào quốc gia trong lược đồ. - Bước 2: HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung - Bước 3: Giáo viên dẫn dắt đi vào đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. Nhấn mạnh sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế các nước. Vì sao có sự chênh lệch đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu kinh tế của các nước Đông Nam Á (15 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh trình bày được đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á - Phân tích được nguyên nhân tại sao nền kinh tế ở đây tăng trưởng không ổn định. - Nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của khu vực. - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và thuyết trình. 2. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động cá nhân/ nhóm/ cặp/thuyết trình 3. Phương tiện: Bảng số liệu thống kê, có cập nhật mới, lược đồ nông nghiệp, công nghiệp các nước Đông Nam Á. Giấy A2, bút màu các loại 4. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính -Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền KT ĐNÁ trước khi còn thuộc địa các đế quốc (nghèo, Chậm phát triển………) -Dựa vào nội dung SGK, kết hợp hiểu biết: Các nước ĐNÁ có những thuận lợi gì cho sự tăng trưởng KT (Điều kiện tự nhiên: Tài nguyên khoáng sản phong phú, có nhiều nông sản nhiệt đới; Điều kiện Xã hội: Là khu vực đông dân, nguồn lao động nhiều, rẻ… thị trường tiêu thụ rộng lớn…, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài -Bước 1: +Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng KT của các nước trong các giai đoạn -Bước 2:Tổ chức thảo luận nhóm: Nhóm1: 1990 -1996 Nước nào có mức tăng trưởng đều? Tăng bao nhiêu? không đều? Giảm?( (Malaixia, philippin, Việt Nam); (Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo) -Nhóm2:Trong 1998 .Nước nào phát triển kém năm trước? mức tăng giảm không lớn (Inđônêxia, Malaixia, philippin, Thái Lan; ( Việt Nam) -Nhóm3:1999 – 2000: Những nước nào có mức tăng trưởng < 6%?> 6%? (InĐônêxia, philippin,(Malaixia, Việt Nam, Xingapo) Câu 2: .So sánh với mức tăng trưởng bình quân cûa thế giới (1990: 3% năm) gợi ý lấy mức tăng 1990 ĐNÁ so sánh -Bước 3:-Các nhóm thảo luận, -Bước 4: đại diện từng nhóm trìng bày, nhóm khác bổ sung, -Bước5: GV- chuẩn xác kiến thức -Cho biết tại sao mức tăng trưởng KT các nước ĐNÁ giảm vào năm 1997 – 1998? Liên Hệ: Việt Nam do nền KT chưa có quan hệ rộng với nước ngoài, nên ít ảnh hưởng khûng hoảng Gv-Kết luận ktế ĐNÁ phát triển chưa vững chắc -Em hãy nói thực trạng về sự ô nhiểm ở địa phương em? Việt Nam, Các quốc gia láng giềng? 1. Nền kinh tế các nước ĐNÁ phát triển khá nhanh song chưa vững chắc -Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế. +Nguồn nhân công rẻ +Tài nguyên phong phú +Nhiều loại nông sản nhiệt đới -Trong thời gian qua Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Điển hình như Xingapo, Malaixia -Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc do bị tác động từ bên ngoài -Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CƠ CẤU KINH TẾ *Mục tiêu: Hiểu được cơ cấu kinh tế của các nước ĐNA đang có sự thay đổi. * PPDH: thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, trực quan, kĩ thuật động não. *HTTC: cá nhân/ nhóm * Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Giáo viên chia nhóm (4 nhóm). Dùng random chia nhóm, hoặc tạo một trò chơi chia nhóm Bước 2: Học sinh ngồi theo nhóm và nhận giấy A2 hoàn thành các bộ câu hỏi sau Nhóm 1,3 Dựa vào kiến thức đã học và bảng 16.2 SGK tr55 trả lời câu hỏi + Nền kinh tế của một nước thuộc địa sẽ có đặc điểm gì? Đặc điểm đó gây ra những hậu quả như thể nào đến kinh tế các nước Đông Nam Á. + Các nước Đông Nam Á đã làm gì để khôi phục nền kinh tế. Nêu các thành tựu đạt được của các nước Đông Nam Á. + Cho biết tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia đông nam á tăng giảm như thế nào? Nhóm 2,4 Dựa vào kiến thức đã học và hình 16.1 SGK tr56 trả lời câu hỏi + Kể tên các cây trồng vật nuôi ở Đông Nam Á, nhận xét về sự phân bố cây trồng vật nuôi ở đây và giải thích tại sao có sự phân bố đó. + Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu ở Đông Nam Á. Nhân xét về sự phân bố công nghiệp ở đây và giải thích nguyên nhân vì sao có sự phân bố đó. + Kể tên các trung tâm công nghiệp đa ngành của khu vực Đông Nam Á. Xác định trên lược đồ. Bước 3: Giáo viên dùng lá thăm gọi bất kì nhóm trình bày: cụm nhóm 1,3 gọi 1 nhóm lên trình bày. Cụm nhóm 2,4 gọi một nhóm trình bày. Nhóm còn lại nghe bổ sung vào bảng của mình rồi ý kiến và phản biện, bổ sung. Những ý bổ sung hay, câu hỏi phản biện hay GV dùng dấu good job chấm điểm cộng cho mỗi học sinh. Bước 4: Học sinh hoàn thiện bài ghi của mình từ bảng nhóm. Nhóm nào hoàn thành nhanh đầy đủ các thành viên trong nhóm đều được chấm dấu cộng điểm. Bước 5: Giáo viên tổng kết và mở rộng kiến thức. - Các nước đang mở rộng thăm dò điều tra đánh giá tiềm năng tài nguyên... - Trong điều kiện nền kinh tế TG đang có nhiều biến động như hiện nay- suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Mĩ thì kinh tế châu á lại có nhiều khởi sắc. Điển hình là sự trỗi dậy mạnh mẽ của TQ và các quốc gia trong khu vực ĐNA. Năm 2011, nhiều nước ĐNA lọt vào nhóm 10 nước thu hút FDI lớn nhất TG: Xigapo - 7, Malai- 10, Inđô-9... - Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nhiều nước: Thái Lan, Malai, Xingapo, Inđô.... - Nhìn chung sự phát triển kinh tế khá nhanh song chưa đều, các nước trên bán đảo Trung ấn còn yếu kém và phải đối phó với nhiều khó khăn thử thách về kt-xh.... nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải phát triển “ kinh tế tri thức” để có thể đi trước, đón đầu, đuổi kịp các nền kinh tế phát triển cũng như thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên trong khu vực. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi - Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá: tỉ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. - Nông nghiệp: trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, dầu cọ, dừa, cà phê, ca cao, hồ tiêu, mía...) và các loại hoa quả nhiệt đới. - Công nghiệp: + Các ngành phát triển: khai khoáng (dầu khí, than, kim loại....), luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… + Phân bố : đồng bằng, ven biển. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV nêu vấn đề: Kinh tế Đông Nam Á phát triển chưa đều và có nhiều tác động tiêu cực đến tự nhiên và môi trường. Anh/chị hãy đề xuất 3 giải pháp quan trọng nhất để giúp các nước đẩy nhanh phát triển kinh tế và bền vững. - Bước 2: HS lựa chọn 1 giải pháp tiêu biểu, trình bày ý kiến trước lớp, thể hiện quan điểm cá nhân của mình 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG -Vì sao các nước ĐNÁ tiến hành CN hoá nhưng KT phát triển chưa vững chắc - Nguyên nhân nào làm cho nền KT các nước ĐNÁ có mức tăng trưởng giảm - Cho biết các tiêu chí thể hiện nền kinh té phát triển bền vững - Quan sát H16.2 cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng , giảm như thế nào? - Hướng dẫn HS làm bài tập , Tính tỉ lệ sản lượng lúa, cà phê của ĐNÁ và của Châu Á so với thế giới – Cách tính tỉ lệ lúa ĐNÁ so với thế giới Ví du: SLlúa ĐNÁ x 100 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG -Soạn bài mới:Bài 17 Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN) -Nội dung bài soạn: +Tiến hành và hình thành và phát triển thành viên của hiệp hội ĐNÁ diễn ra như thế nào ? +Mục tiêu hợp tác các nước ASEAN đã thay đổi qua thời gian như thế nào +Phân tích lợi thế và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập ASEAN