Giải bài 10: Làm tròn số - Sách VNEN toán 7 tập 1 trang 35. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
A. Hoạt động khởi động
Thực hiện các hoạt động sau
a) Quan sát hóa đơn tiền điện dưới đây:
Trên thực tế, khi nhận được thông báo, qua hóa đơn này, gia đình em sẽ trả bao nhiêu tiền cho người thu tiền điện? Tại sao?
b) Hãy nêu ví dụ trong thực tế có xuất hiện các số được làm tròn.
c) Thảo luận về ích lợi của việc làm tròn số đối với thực tế cuộc sống.
Trả lời:
a) Trên thực tế, gia đình chúng ta phải trả 325 000 đồng vì:
- Ở Việt Nam không tồn tại tiền có mệnh giá 713 đồng.
- Vì 500 < 713 nên không thể làm tròn thành 324 500 mà phải làm tròn thành 325 000.
b) Các trường hợp thực tế có xuất hiện các số được làm tròn là hóa đơn siêu thị, biên lai mua sách, phí bảo hiểm, phí giao dịch ngân hàng,...
c) Làm tròn số giúp việc chi trả trong cuộc sống dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng hơn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc kĩ nội dung sau rồi nói cho bạn nghe cách làm tròn số
Ví dụ 1: Làm tròn số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.
Trên trục số, ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 và 4,9, nhưng 4 gần với 4,3 hơn 5; còn 5 gần với 4,9 hơn 4.
Ta viết: 4,3 $\approx$ 4 đọc là 4,3 xấp xỉ 4 hay 4,3 gần bằng 4.
4,9 $\approx$ 5 đọc là 4,9 xấp xỉ 5 hay 4,9 gần bằng 5.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm sau khi đã làm tròn đến hàng đơn vị:
5,4 $\approx$ ...; 5,8 $\approx$ ...; 4,5 $\approx$ ... .
Trả lời:
5,4 $\approx$ 5; 5,8 $\approx$ 6; 4,5 $\approx$ 5.
Ví dụ 2: Làm tròn số 72 900 đến hàng nghìn (nói gọn là làm tròn nghìn).
- Trên trục số, do 73 000 gần với 72 900 hơn 72 000 nên ta viết
72 900 $\approx$ 73 000 (tròn nghìn).
Ví dụ 3: Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn (nói là làm tròn số 0,8143 đến chữ số thập phân thứ ba hoặc chính xác đến ba chữ số thập phân).
- Trên trục số, do 0,813 gần với 0,8134 hơn 0,814 nên ta viết
0,8134 $\approx$ 0,813 (làm tròn số đến chữ số thập phân thứ ba)
2. a) Đọc kĩ nội dung sau
Quy tắc làm tròn số
- Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng các chữ số 0.
Ví dụ:
+) Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất: 86,149 $\approx$ 86,1.
+) Làm tròn số 542 đến hàng chục: 542 $\approx$ 540 (tròn chục).
- Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
Ví dụ:
+) Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai:
0,0861 $\approx$ 0,09 (chính xác đến hai chữ số thập phân).
+) Làm tròn số 1573 đến hàng trăm:
1573 $\approx$ 1600 (tròn trăm).
b) Làm tròn các số sau:
- Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba;
- Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai;
- Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất;
- Làm tròn số 79,3826 đến hàng đơn vị.
Trả lời:
- Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba: 79,383;
- Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai: 79,38;
- Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất: 79,4;
- Làm tròn số 79,3826 đến hàng đơn vị: 79.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 37 toán VNEN 7 tập 1
Làm tròn các số thập phân sau đến chữ số thập phân thứ hai:
7,923; 17,418; 79,1364; 50,401; 0,155; 60,996.
Câu 2: Trang 37 toán VNEN 7 tập 1
Tính chu vi và diện tích một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 10,234 m và chiều rộng 4,7 m (làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 3: Trang 37 toán VNEN 7 tập 1
Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:
Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính.
Cách 2: Thực hiện phép tính rồi mới làm tròn kết quả.
So sánh các kết quả tìm được qua hai cách làm.
a) 14,61 - 7,15 + 3,2; b) 7,56 . 5,173;
c) 73,95 : 14,2; d) $\frac{21,73 . 0,815}{7,3}$.