1. Học sinh tự làm. Chú ý quan sát kĩ các công thức ở cột B trước khi nối.
2. Bài giải
Cách 1: Diện tích của hình tam giác đã cắt đi là: 20 x 10 : 2 = 100 ($cm^{2}$ vì diện tích đã cắt bằng $\frac{1}{6}$ diện tích hình chữ nhật ban đầu, nên diện tích còn lại là $\frac{5}{6}$. Suy ra diện tích hình thang còn lại là:
100 x 5 = 500 ($cm^{2}$)
Đáp số: 500 $cm^{2}$
Cách 2: Diện tích của hình tam giác đã cắt đi là:
20 x 10 : 2 = 100 ($cm^{2}$)
Vậy diện tích của hình chữ nhật ban đầu là:
100 x 6 = 600 ($cm^{2}$)
Suy ra diện tích của hình thang còn lại là:
600 - 100 = 500 ($cm^{2}$)
Cách 3: Hướng dẫn:
Dựa vào nhận xét sau:
Diện tích hình chữ nhật là:
$S_{1}$ = a x b (a, b lần lượt là chiều dài và chiều rộng)
Diện tích của hình tam giác đã cắt theo hình vẽ là:
$S_{2}$ = b x 10 : 2 = b x 5
Theo bài ra ta có: 5 x $S_{2}$ = $S_{1}$ tức là:
6 x (5 x b) = a x b
30 x b = a x b
Suy ra a = 30 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là 30cm và là đáy lớn hình thang.
Từ đó tính được đáy nhỏ của hình thang và tìm ra diện tích.
Trong các cách thì cách 1 ngắn gọn hơn cả.
3.
Bài giải
Ta có: 1dm = 10cm
a) Thể tích của cả hộp phấn là:
10 x 10 x 10 = 1000 ($cm^{3}$)
Thể tích khe hở giữa các viên phấn là:
1000 x 10 : 100 = 100 ($cm^{3}$)
Trung bình thể tích của mỗi viên phấn là:
(1000 - 100) : 100 = 9 ($cm^{3}$)
b) Diện tích bìa cần dùng làm vỏ hộp gồm tổng diện tích toàn phần của hộp và phần diện tích các mép dán.
Diện tích toàn phần của hộp là:
10 x 10 x 6 = 600 ($cm^{2}$)
Diện tích giấy gần dùng để làm hộp là:
600 + 600 x 5 : 100 = 630 ($cm^{2}$)
Đáp số: a) 9 $cm^{3}$
b) 630 $cm^{2}$
4. Hướng dẫn: Quan sát kĩ hình vẽ để độ dài cả đường cong cần tính bao gồm những phần nào. Đáp số: 37,68cm.