Giải tập bản đồ địa lí lớp 11, giải chi tiết và cụ thể bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu sách tập bản đồ địa lí lớp 11 trang 8. Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11..

Bài 1: Trang 8 - sách TBĐ địa lí 11

Em hãy đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng nhất:

Sự bùng nổ dân số sẽ xảy ra:

 Khi tỉ suất sinh thô rất cao
 Khi tỉ suất tử thô rất thấp
 Gia tăng dân số tự nhiên cao
 Tất cả các ý trên

Trả lời:

Sự bùng nổ dân số sẽ xảy ra:

 Khi tỉ suất sinh thô rất cao
 Khi tỉ suất tử thô rất thấp
XGia tăng dân số tự nhiên cao
 Tất cả các ý trên

Bài 2: Trang 8 - sách TBĐ địa lí 11

Dựa vào bảng 3.1 trong SGK, hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì (1960 – 2005).

Từ biểu đồ đã vẽ và những kiến thức của bản thân, em hãy hoàn thành tiếp các nhận xét dưới đây:

  • Từ những năm 1960 đến năm 1990 ở các nước phát triển, tỉ suất gia tăng dân số là từ ...... đến .....%. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn từ ........ đến ...........%.
  • Ở các nước đang phát triển, thời kì 1960 – 1990 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên từ ......... đến .......... % . Trong thời kì 1995 đến nay, tỉ suất này giảm xuống còn ......... đến 1,5%.

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Nhận xét:

  • Từ những năm 1960 đến năm 1990 ở các nước phát triển, tỉ suất gia tăng dân số là từ 1,2 % đến 0,1 %. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn từ 0,2 % đến 0,1%.
  • Ở các nước đang phát triển, thời kì 1960 – 1990 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên từ 2,3% đến 1,5% . Trong thời kì 1995 đến nay, tỉ suất này giảm xuống còn 1,7% đến 1,5%.

Bài 3: Trang 9 - sách TBĐ địa lí 11

Dựa vào bảng 3.2 trong SGK, em hãy:

  • Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000 – 2005.
  • Hãy so sánh và phân tích cơ cấu dân số ở hai nhóm nước trên:
    • Số người dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi) và ngoài độ tuổi lao động (trên 65 tuổi)...........................
    • Số người trong độ tuổi lao động ( 15 - 64 tuổi).....................................................................................

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

So sánh và phân tích:

Số người dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi) và ngoài độ tuổi lao động (trên 65 tuổi):

  • Ở các nước phát triển số người dưới độ tuổi lao đông chiếm tỉ lệ thấp với 17%, trong khi đó ở các nước đang phát triển chiếm 32%.
  • Ở các nước phát triển độ tuổi ngoài lao động chiếm tỉ lệ cao 15%, còn các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp chỉ có 5%.

Số người trong độ tuổi lao động ( 15 - 64 tuổi):

  • Ở nước phát triển có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao với 68%, còn ở các nước đang phát triển có tỉ lệ thấp hơn 63% tuy nhiên đang có xu hướng tăng theo từng năm.

Bài 4: Trang 9 - sách TBĐ địa lí 11

Nguồn nhân lực trẻ và đông ở các nước đang phát triển tác động như thế nào đến kinh tế-xã hội:

  • Cung cấp nhân lực cho nền kinh tế và xã hội.......................
  • Việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, y tế...........................
  • Những việc làm cho lực lượng lao động này.........................

Trả lời:

  • Cung cấp nhân lực cho nền kinh tế và xã hội: Nguồn lao động trẻ, khỏe, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh nhạy, đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân lực của nền kinh tế xã hội.
  • Về việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, y tế, vấn đề nhà ở, cung cấp lương thực, thực phẩm: Trẻ em quá đông, các nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở và lương thực là rất lớn, tuy nhiên, nền kinh tế các nước đang phát triển chưa thể đáp ứng được đầy đủ cho các nhu cầu đó.
  • Những vấn đề về việc làm cho lực lượng lao động này: dân số đông, nền kinh tế chưa phát triển toàn diện, việc phân công lao động vẫn còn khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở mức cao.

Bài 5: Trang 9 - sách TBĐ địa lí 11

Những vấn đề cần giải quyết khi có dân số già quá nhiều:

Trả lời:

Vấn đề cần giải quyết khi có dân số già quá nhiều là:

  • Thiếu nguồn lao động bổ sung
  • Tỉ lệ người phụ thuộc ngày càng cao
  • Có nhiều nguy cơ làm giảm dân số

Bài 6: Trang 10 - sách TBĐ địa lí 11

Vấn đề ô nhiễm môi trường là một thách thức lớn mà bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối mặt (Ở mức độ khác nhau):

  • Hãy điền chữ Đ vào ô trống ý em cho là đúng, chữ S vào ô sai:

     Sự biển đổi khí hậu và suy giảm tầng ô dôn xảy ra khi:

  • Hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) ở bảng dưới sao cho phù hợp:
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dươngSuy giảm sự đa dạng sinh học

Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt ..... đổ ...... vào sông, hồ, biển, đại dương, gây ô nhiễm.

Hậu quả là trên thế giới hiện nay có khoảng .... trong đó có trên 1 tỉ người ở các nước .... thiếu nước sạch.

Việc khai thác ..... của con người làm cho nhiều ..... bị .......

Hậu quả là nhiều loài .....

  • Trong các nguồn gây ô nhiễm ở Việt Nam, nguồn gây ô nhiễm chính nào có tác hại đến nuôi trồng thủy sản và đời sống nhiều nhất?................
  • Với trách nhiệm là một học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống?.....................

Trả lời:

  • Sự biển đổi khí hậu và suy giảm tầng ô dôn xảy ra khi:

 

  • Hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) ở bảng dưới sao cho phù hợp:
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dươngSuy giảm sự đa dạng sinh học

Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đổ trực tiếp vào sông, hồ, biển, đại dương, gây ô nhiễm.

Hậu quả là trên thế giới hiện nay có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu trong đó có trên 1 tỉ người ở các nước đang phát triển thiếu nước sạch.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Hậu quả là nhiều loài bị mất đi, mất đi các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất.

  • Trong các nguồn gây ô nhiễm ở Việt Nam, nguồn gây ô nhiễm nguồn nước tác hại đến nuôi trồng thủy sản và đời sống nhiều nhất.
  • Với trách nhiệm là một học sinh, để bảo vệ môi trường sông, em cần phải:
    • Bản thân tự ý thức được vai trò quan trọng của môi trường.
    • Bản thân tự giác bảo vệ môi trường bằng các việc làm thiết thực như: không vứt rác bừa bãi nơi công cộng, thường xuyên vệ sinh nơi ở, khu dân cư mình sinh sống.
    • Sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện.
    • Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng để cải tạo không khí.
    • Tuyên truyền khuyên bảo các hành vi gây ô nhiễm môi trường công cộng.