Giải tập bản đồ địa lí lớp 11, giải chi tiết và cụ thể bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa sách tập bản đồ địa lí lớp 11 trang 5. Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11..

Bài 1: Trang 5 - sách TBĐ địa lí 11

Hãy nêu những biểu hiện chính của toàn cầu hóa kinh tế vào sơ đồ dưới đây:

Trả lời:

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Thương mại thế giới phát triển nhanh

Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

 tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Từ năm 1990 đến năm 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng lên 7111 tỉ USD. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.

Hàng vạn ngân hàng được kết nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử tạo nên một mạng lưới liên kết toàn cầu . Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển nền kinh tế toàn cầu.

Ngày càng có nhiều công ty xuyên quốc gia và nắm trong tay mình một khối lượng lớn tài sản.

Bài 2: Trang 6 - sách TBĐ địa lí 11

Dựa vào những thông tin, số liệu ở bảng 2 và nội dung SGK, em hãy vẽ biểu đồ để thể hiện rõ số dân và GDP của các tổ chức liên kết khu vực:

Trả lời:

Bài 3: Trang 7 - sách TBĐ địa lí 11

Dựa vào nội dung SGK và kiến thức của bản thân, em hãy điền vào bảng dưới đây để nêu rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế.

Trả lời:

Ảnh hưởng tích cựcẢnh hưởng tiêu cực
  • Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  • Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
  • Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
  • Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
  • Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.

Bài 4: Trang 7 - sách TBĐ địa lí 11

Nước ta hiện nay đang tham gia vào những tổ chức liên kết kinh tế nào?

Trả lời:

Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta đã và đang tham gia vảo các tổ chức liên kết kinh tế:

  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
  • Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
  • Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
  • Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)....

Bài 5: Trang 7 - sách TBĐ địa lí 11

Nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm nào? Nêu những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trả lời:

Nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Thuận lợi:

  • Được tiếp cận và trao đổi các dịch vụ hàng hóa với các nước thành viên.
  • Luật kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.
  • Vị thế được nâng cao trên trường quốc tế
  • Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn

Khó khăn:

  • Cạnh tranh gay gắt, nhiều đối thủ trên trường quốc tế
  • Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
  • Phụ thuộc nước ngoài nhiều.
  • Khó khăn cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.