B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
– Những mối quan hệ nào được thể hiện trong từng hình ảnh? Trong từng hình ảnh, các thành viên trong gia đình đang thực hiện những quyền, nghĩa vụ nào của mình?
– Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
2. Em hãy liệt kê quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo gợi ý sau:
Thành viên gia đình |
Quyền |
Nghĩa vụ |
Vợ, chồng |
|
|
Bố mẹ |
|
|
Con |
|
|
Ông, bà |
|
|
Cháu |
|
|
Anh, chị, em |
|
|
3. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
B. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
C. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.
D. Gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.
E. Gia đình chính là trường học đầu tiên của mỗi người.
G. Chăm sóc con cái là việc của gia đình, còn dạy dỗ là việc của nhà trường.
4. Em hãy cho biết ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Vợ chồng anh Mạnh luôn đáp ứng mọi yêu cầu của các con.
B. Bố mẹ đi làm xa, hai anh em Huy tự chăm sóc nhau.
C. Ông bà thường dạy Mai cách ứng xử với mọi người xung quanh.
D. Thấy My không tự giác học, bố của My nhắc nhở nhưng My không nghe lời.
E. Em Phúc thường phụ giúp bố mẹ việc nhà sau khi học xong bài.
G. Chị Xuân thường tự ý xem nhật kí và điện thoại của con.
5. Em hãy viết 3 việc làm thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
Thành viên trong gia đình |
Việc làm |
Vợ, chồng |
|
Ba mẹ |
|
Con |
|
Ông, bà |
|
Cháu |
|
Anh, chị, em |
|
6. Những ý kiến dưới đây về quyền, nghĩa vụ của bố mẹ và con là đúng hay sai?
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Con có bổn phận kính trọng, nghe theo lời dạy bảo của bố mẹ |
|
|
B. Bố mẹ có quyền buộc con phải làm theo ý muốn của |
|
|
C. Bố mẹ có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con. |
|
|
D. Bố mẹ cần tôn trọng ý kiến đúng đắn của con |
|
|
E. Bố mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, nhưng có thể phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. |
|
|
G. Bố mẹ phải biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con. |
|
|
7. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ
Tối hôm đó, sau khi Sue khi cãi lại mẹ, cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào. Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền! Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng liền hỏi:
– Này cô bé, cô muốn ăn một tô không?
– Nhưng... cháu không mang theo tiền.
– Cô thẹn thùng trả lời.
– Được rồi, tôi sẽ đãi cô. Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì.
— Người bán hàng nói.
Mấy phút sau, ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue bật khóc.
Có chuyện gì vậy? Ông chủ quán hỏi.
– Không có chuyện gì, tại cháu cảm động quá. Sue vừa nói, vừa lấy tay quệt nước mắt,... Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cháu cãi lại đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu thì...Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô nuôi cô từ khi còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà còn dám cãi lời mẹ nữa?
Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó. Tại sao mình lại không nghĩ ra điều đó nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ nuôi mình bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Chỉ vì một chuyện nhỏ mà mình đã cãi lại mẹ.
Trên đường về, cô nghĩ thầm những điều sẽ nói với mẹ: Mẹ ơi! Con xin lỗi! Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con.
Khi bước lên thềm cửa, Sue nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói: Sue vào nhà đi con! Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm mẹ nấu xong rồi, vào ăn ngay cho nóng.
Không thể kìm được nữa, Sue oà khóc trong vòng tay mẹ.
(Truyện đạo đức xưa và nay, T.1-Q1, tr.58-60, NXB Giáo dục Việt nam, H, 2010)
a) Suy nghĩ và hành động nào của Sue cho thấy cô chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
b) Theo em, tại sao Sue không kìm được và oà khóc trong vòng tay của mẹ?
c) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
CHIẾC DÙ CỦA MI-RI-AM
Mi-ri-am nhìn ra cửa sổ. Giữa khung cảnh ảm đạm cuối chiều mưa là bóng của bố ngồi xổm trong vườn như đang xới đất. Một luồng gió lạnh thổi tới, mang theo những giọt nước giá buốt hắt ướt hiên nhà. Khẽ rùng mình, Mi-ri-am chạy vội đi lấy áo khoác, đôi ủng và chiếc dù. Mi-ri-am chạy ra vườn, đến bên bố và khẽ hỏi:
– Bố đang làm gì thế?
Mi-ri-am nghe tiếng bố mệt mỏi đáp:
– Bố đang làm việc.
Chưa hài lòng với câu trả lời của bố, Mi-ri-am hỏi tiếp:
– Bố đào đất hả bố?
Bố trả lời mà không nhìn lên: Không, làm vườn con à.
Mi-ri-am im lặng, nhíu mày. Nhưng nhà mình có vườn rồi mà bố? Vẫn không ngẩng lên, bố lặng lẽ bảo:
Vườn này rất đặc biệt. Vườn dành cho bà nội của chúng ta, con gái à.
Mi-ri-am nói khẽ: Nhưng bà mất rồi...
- Ù...
Ánh mắt dừng lại trên lớp đất ướt nhão, Mi-ri-am lại đắn đo suy nghĩ. Một hồi sau, cất giọng hỏi bố, nhưng lần này có vẻ rụt rè: Thế... Thế sao bà lại cần có vườn hở bố?
Bố dừng tay và đáp: Bà không cần có vườn đâu Mi-ri-am. Nhưng con biết không, khi nhìn thấy mảnh vườn này, bố con mình sẽ nhớ đến bà. Rồi ta sẽ trồng trong vườn một cây cam để làm kỉ niệm, kỉ niệm sẽ nhắc ta luôn nhớ đến những người đã khuất, con ạ.
Nghe bố nói, Mi-ri-am thấy nhớ bà quá đỗi. Nhớ những chiều, hai bà cháu dắt nhau ra vườn hóng mát; ngồi trên chiếc xích đu kẽo kẹt, Mi-ri-am ngả đầu vào lòng bà, đôi chân lúc lắc theo nhịp của xích đu. Khi hè về, hoa cam nở rộ, mùi hương nhẹ nhàng. Những lúc như vậy, bà nhìn Mi-ri-am cười hiền hậu: “Cháu có ngửi thấy mùi hoa cam không? Thơm như hương trên tóc của cháu bà vậy...”. Mi-ri-am lại nhớ đến những ngày đông giá, bà rất thích nằm nghỉ trên trường kỷ cạnh lò sưởi. Những lúc đó, Mi-ri-am thường khệ nệ mang chăn tới đắp cho bà. Mỗi tối trước khi Mi-ri-am đi ngủ, bà thường thì thầm: “Mi-ri-am ơi, bà yêu cháu lắm”. Mi-ri-am ước gì bà còn sống, em sẽ giữ chặt tay bà, không cho bà rời xa.
Nhìn thấy những hạt mưa nhỏ xíu, trong suốt đọng trên tóc bố, Mi-ri-am chợt hỏi:
– Bố ơi, vậy bây giờ không có bà thì ai sẽ che chở cho bố?
Bố ngừng tay, ngẩng lên nhìn Mi-ri-am, bố nói thật khẽ: Là con, con gái của bố! Làn sương mù giăng mờ khắp nơi, vạn vật nhuốm một màu xám thẫm. Bên bãi cỏ nhạt nhoà hai dáng người. Bố Mi-ri-am ngồi xổm, cặm cụi xới đất trồng mảnh vườn mới, bên cạnh là cô con gái với chiếc dù trong tay, lặng yên đứng che mưa cho bố.
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn & Tình yêu thương gia đình, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
a) Những mối quan hệ nào trong gia đình được nói đến trong câu chuyện? Em viết ra những chi tiết thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành hãy viên trong gia đình Mi-ri-am.
b) Em ấn tượng với hành động nào của Mi-ri-am trong câu chuyện? Vì sao?
8. Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.
a) Em nhận xét thể nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn?
b) Em có đồng tình với với ý kiến của Phú không? Vì sao?
9. Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
10. Đầu năm học, lớp của Mai lập kế hoạch học tập, liệt kê các đồ dùng, sách vở cần mua. Một số bạn dự kiến sẽ về nhà cùng bàn bạc với bố mẹ đê một số bạn lại cho rằng trách nhiệm của mình là học, còn trách nhiệm của bố mẹ chăm lo cho các con nên bố mẹ mua cho cái gì thì dùng cái đó.
a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành vi của các bạn trong lớp Mai?
b) Theo em, học sinh có được tham gia bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình với các thành viên khác trong gia đình không? Vì sao?
11. Đang vào mùa gặt, bố mẹ của Bình hối hả với công việc thu hoạch lúa. Buổi sáng, trước khi đi học, bố mẹ nhắc Bình tan học thì về ngay để giúp bố mẹ nấu cơm, trông em. Tan học, mấy bạn rủ Bình đá bóng, nhớ lời bố mẹ dặn nhưng Bình vẫn theo bạn đi đá bóng đến tối mới về nhà.
a) Em nhận xét thế nào về việc làm của Bình?
b) Nếu em là bạn của Bình, em sẽ góp ý với Bình như thế nào?
12. Gia đình ông Quảng có hai người con trai. Ông Quảng thường tỏ tình cảm quý mến đối với cậu em trai hơn cậu lớn và đôi khi còn phân biệt đối xử giữa hai anh em. Cậu con trai lớn tỏ ý không bằng lòng, phản đối bố về sự không công bằng này. Có lần cậu anh nói với bố: “Hai đứa đều là con của bố mà sao bố lại phân biệt đối xử thế?”. Ông bố điềm nhiên nói: “Tao là bố, tao có quyền phân biệt đối xử chứ! Thằng em mày chăm làm, tao quý nó hơn; còn mày thì chỉ biết học, không giúp gì được bố mẹ”. Lời nói và biểu hiện của ông Quảng có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con không? Vì sao?
13. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
14. Em hãy liệt kê một số công việc em có thể làm để thực hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
15. Em hãy tự nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình theo gợi ý dưới đây và nêu biện pháp để thực hiện tốt hơn bổn phận của bản thân trong gia đình.
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Em có thường xuyên giúp đỡ bố mę làm cáccông việc trong gia đình không? |
|
2. Em thường giúp đỡ bố việc gì? mẹ làm những công |
|
3. Em có hay cãi vã với anh chị em trong gia đình không? |
|
4. Em có thường bàn bạc, đưa ra ý kiến của bản thân với gia đình không? |
|
5. Em có tự giác thực hiện các công việc nhà mà bố mẹ giao cho không? |
|
6. Khi ông bà, bố mẹ ốm đau, em có quan tâm,chăm sóc không? |
|