Hoạt động 1: Ước tính số hạt lạc trong một hộp

  • Bước 1. Lấy ra 1 cốc lạc từ trong túi, đếm số lượng và đánh dấu từng hạt lạc.
  • Bước 2. Đổ lạc đã được đánh dấu vào lại trong túi và xáo trộn đều.
  • Bước 3 . Lấy ra nửa cốc lạc, đếm tồng số hạt lạc và số hạt lạc có đánh dấu trong cốc.

Gọi N là tồng số hạt lạc trong túi ban đầu. Hãy dùng kết quả đếm được ở bước 3 đề ước tính.

Hướng dẫn giải:

Học sinh thực hiện theo hướng dẫn SGK.

Hoạt động 2: Trong tiết thực hành trải nghiệm của lớp 10A, tổ của Hà đã thực hiện các bước trên, trong đó lặ̣ lại bước 3 thêm hai lần: lần hai lấy 1 cốc lạc, lần ba lấy 1,5 cốc lạc và thu được kết quả như sau:

Giải bài Ước tính số cá thể trong một quần thể 

Giả sử số hạt lạc trong túi đựng là 1000 (N = 1000) và số hạt được đánh dấu là 100 (M = 100). Kí hiệu $\widehat{N}$ là số quy tròn đến hàng đơn vị của đại lượng $M.\frac{n}{k}$.

Dựa vào dữ liệu trong Bảng 1, em hãy hoàn thành bảng tính theo mẫu sau:

Giải bài Ước tính số cá thể trong một quần thể

Em có nhận xét gì về sai số của việc tính xấp xỉ số hạt lạc trong túi khi n càng lớn?

Hướng dẫn giải:

LầnNMnk$\widehat{N}$ Sai số tuyệt đốiSai số tương đối
1100010051412752750,22
2100010010311937630,07
3100010015516968320,03
  • Nhận xét: khi n càng lớn thì sai số càng nhỏ.