Bài tập thực hành tiếng việt 5 tập 2. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao..
1. Dấu ngoặc kép trong mỗi trường hợp dưới đây được dùng để làm gì ?
a)
Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng “thưa thầy”, “chào cô”
Chiều qua bố đón, tình cờ
Con nghe bố cũng “chào cô”, “thưa thầy”…
Cao Xuân Sơn
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
b*) Khi mình nói sống (1) ở Việt Nam nghĩa là “sống” (2) ở Việt Nam thật. Có nhiều người nước ngoài sống (3) ở Việt Nam nhưng không bao giờ “sống” (4) ở Việt Nam đâu.
Giâu Giu-lơ, Tớ là Dâu
2. Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ cần thiết trong câu chuyện sau để đánh dấu lời nói trực tiếp :
CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI
Có rất nhiều người đến dự một đám cưới, ông đầu bếp bảo bồi của mình : Ra xem có bao nhiêu người ở đám cưới.
Người này đi ra, đặt khúc gỗ ở cửa ra vào. Người nào đi cũng vấp vào khúc gỗ, chửi rủa rồi tiếp tục đi. Có một bà già đi đến và bị vấp. Bà cụ vần khúc gỗ khỏi lối đi.
Người bồi trở lại chỗ ông chủ, ông ta hỏi : Có bao nhiêu người ? Chỉ có một người, một bà già thôi. Sao có thể thế được ? Người bồi phân bua : Cháu để một khúc gỗ ở cửa, ai đi qua cũng bị vấp nhưng không ai chịu vứt nó đi. Chẳng khác gì một bầy cừu. Chỉ có một bà già đã làm việc đó. Như vậy, chỉ có bà cụ mới thật là người.
Theo Truyện ngụ ngôn thế giới
3*. Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ cần thiết trong đoạn thơ sau để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
a)
Có bạn tắc kè hoa
Xây lầu trên cây đa
Rét chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
Theo Phạm Đình Ân
b) Một thế kỉ văn minh, khai hoá của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.
Hồ Chí Minh