Bài tập thực hành tiếng việt 5 tập 1. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao..

1. Chọn 2 từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống trong bảng sau :

nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa, nhân văn, thương người như thể thương thân, lười nhác, bất nhân, độc ác, chuyên cần, phúc hậu, bạc ác, nhu nhược, tàn nhẫn, hung hãn, thành thực, thật thà, chân thật, dối trá, gian dối, nhân từ, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, siêng năng, phúc đức, lừa lọc, lừa đảo, anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, thành thật, gan dạ, dám nghĩ dám làm, can đảm, hung bạo, gan góc, hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, bạo tàn, chăm chỉ, thẳng thắn, tàn bạo, chịu khó, thực thà, cây ngay không sợ chết đứng, tảo tần, chịu thương chịu khó, lười biếng, đại lãn, há miệng chờ sung, vào sinh ra tử.

2. Đọc 2 đoạn văn sau và nêu nhận xét:

 Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng về phần mình thì xtác-đi tự nhủ : “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học : học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy !

 Trước đây, cậu ta không biết tí gì về phép tính, bài văn thì cậu cho rằng rặt những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào. Thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách : cậu đã lập được một tủ sách nhỏ. Và trong một lần phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtác-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng bài.

Theo A-mi-xi

a. Xtác-đi trong hai đoạn văn trên thể hiện là người có tính cách như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b. Gạch dưới những từ ngữ trong hai đoạn văn minh hoạ cho nhận xét của em.

3. Nối câu tục ngữ ở bên trái với câu tục ngữ có nghĩa tương tự ở bên phải:

a. Uống nước nhớ nguồn

 

1. Giấy rách phải giữ lấy lề

b. Chết vinh còn hơn sống nhục

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

c. Đói cho sạch rách cho thơm

3. Chết đứng còn hơn sống quỳ

B. Bài tập và hướng dẫn giải