Giải bài Ôn tập và Đánh giá cuối học kì 2 - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

PHẦN 1 - ÔN TẬP

TIẾT 1 - 2

1. Bức tranh dưới đây cho em biết điều gì?

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

2. Nêu tên 1 - 2 bài đọc em yêu thích ở mỗi chủ điểm.

3. Đọc một bài em yêu thích và trả lời câu hỏi.

a. Bài đọc đó thuộc chủ điểm nào?

b. Bài đó viết về ai hoặc viết về sự vật gì?

c. Chi tiết nào trong bài đọc khiến em thấy thú vị?

4. Trò chơi: Ghép từ ngữ để tạo câu.

Cách thực hiện: bạn thứ nhất nêu từ ngữ chỉ sự vật, bạn thứ hai nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động phù hợp.

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

5. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông.

Tưởng tượng

Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế∎

Em: - Thuốc đó đắng lắm∎

Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt∎ Em sẽ uống dễ dàng∎

Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đỡ uống thuốc rồi, được không ạ∎

(Theo Truyện cười thông minh dí dỏm)

6. Tìm câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên.

Câu trả lời:

1. Bức tranh trên cho em biết chủ đề của mỗi bài học.

2. Nêu tên 1 - 2 bài đọc em yêu thích ở mỗi chủ điểm.

  • Chủ điểm - Những sắc màu thiên nhiên: 
    • Bầu trời
    • Mưa
  • Chủ điểm - Bài học từ cuộc sống:
    • Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
    • Qủa hồng của thỏ con
  • Chủ điểm - Đất nước ngàn năm:
    • Đất nước là gì?
    • Núi quê tôi
  • Chủ điểm - Trái đất của chúng mình:
    • Ngọn lửa Ô-lim-pích
    • Rô-bốt ở quanh ta
  • Chủ điểm - Những trải nghiệm thú vị:
    • Ngày gặp lại
    • Về thăm quê
  • Chủ điểm - Cổng trường rộng mở:
    • Đi học vui sao
    • Con đường đến trường
  • Chủ điểm - Mái nhà yêu thương:
    • Ngưỡng cửa
    • Món quà đặc biết
  • Chủ điểm - Cộng đồng gắn bó:
    • Những bậc đá chạm mây
    • Những chiếc áo ấm

3. Gợi ý: Bài "Ngọn lửa Ô - lim - pích"

a. Bài đọc thuộc chủ điểm Trái Đất của chúng mình.

b. Bài đọc viết về đại hội thể thao Ô-lim-pích.

c. Chi tiết trong bài đọc khiến em thấy thú vị: chi tiết viết về lịch sử của Ô-lim-pích "Tục lệ tổ chức đại hội thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3 000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.".

4. HS đọc kĩ luật và tham gia trò chơi theo nhóm đôi.

5. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông.

Tưởng tượng

Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế?

Em: - Thuốc đó đắng lắm!

Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt! Em sẽ uống dễ dàng!

Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ?

(Theo Truyện cười thông minh dí dỏm)

6. Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên là:

  • Sao em không uống thuốc đúng giờ thế? → câu hỏi
  • Thuốc đó đẳng lắm! → câu cảm
  • Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt! → câu khiến
  • Em sẽ uống dễ dàng! → câu cảm
  • Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ? → câu hỏi

 

TIẾT 3 - 4

1. Nêu tên tác giả các bài thơ dưới đây. Đọc thuộc 2 - 3 khổ thơ trong một bài thơ em đã học.

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

2. Đọc bài "Đàn chim gáy" và thực hiện yêu cầu:

a. Khi nào chim gáy bay về cánh đồng làng?

b. Nêu những đặc điểm của chim gáy.

c. Em thích đặc điểm nào của loài chim gáy? Vì sao?

3. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài Đàn chim gáy theo các nhóm dưới đây:

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

4. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ ngữ dưới đây

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

5. Dựa vào tranh dưới đây, đặt câu có hình ảnh so sánh (theo mẫu).

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

Mẫu: Vầng trắng khuyết trông như con thuyền trôi.

Câu trả lời:

1. Tác giả của các bài thơ:

  • Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên)
  • Tiếng nước mình (Trúc Lâm)
  • Một mái nhà chung (Định Hải)

2. Đọc bài dưới đây và thực hiện yêu cầu

a. Chim gáy bay về cánh đồng làng vào mùa gặt tháng Mười.

b. Những đặc điểm của chim gáy:

  • Hiền lành, béo nục
  • Đôi mắt nâu trầm ngân ngơ ngác nhìn xa
  • Cái bụng mịn mượt
  • Cổ quảng chiếc tạp dề công nhân đầy cườm lấp lánh biêng biếc

c. Em thích đặc điểm "Chàng chim gáy nào giọng gáy càng trong càng dài, mỗi mùa càng được vinh dự đeo thêm vòng cườm đẹp quanh cổ" của chim gáy vì nó cho thấy sự phát triển từng ngày của chim gáy rất độc đáo và nhiều điều thú vị.

3. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài Đàn chim gáy theo các nhóm dưới đây:

a. Đặc điểm về màu sắc: đôi mắt nâu trầm ngâm.

b. Đặc điểm về hình dáng: béo nục,  cái bụng mịn mượt, cổ quảng chiếc tạp dề công nhân đầy cườm lấp lánh biêng biếc.

c. Đặc điểm về tính tình, phẩm chất: hiền lành.

4. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ ngữ dưới đây

  • hiền lành - tốt bụng
  • chăm chỉ - siêng năng
  • đông đúc - tấp nập

5. Đặt câu:

  • Những chiếc lá bay trong gió như những chú cá đang tung tăng dưới nước.
  • Tán lá cọ xòe trong như ông mặt trời chói chang giữa trưa hè

 

TIẾT 5

1. Nhìn tranh kể lại sự việc theo suy đoán của em

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

Gợi ý: Trước khi kể, em hãy ghi tóm tắt sự việc theo sơ đồ sau:

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

2. Viết lại điều em đọc kể thành một đoạn văn.

3. Trao đổi đoạn văn em viết với bạn để góp ý và sửa lỗi.

Câu trả lời:

1. Kể lại sự việc theo suy đoán của em

a. Tên sự việc: Cuộc gặp gỡ tình cờ của Na và chú gà con.

b. Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc: sau giờ học, trên đường về nhà của Na.

c. Diễn biến sự việc:

  • Đầu tiên: Na đang trên đường đi học về thì trời đổ mưa và cô bé bắt gặp một chú gà con lạc mẹ.
  • Tiếp theo: Na dùng ô che cho gà con và đợi đến khi mưa tạnh để đưa chú đi tìm mẹ.
  • Cuối cùng: Na đã tìm được mẹ cho chú gà con và được mẹ khen là một cô bé ngoan.

d. Cảm nghĩ của em về sự việc: vui vẻ vì chú gà con có thể tìm về với gia đình.

2. Viết lại điều em đọc kể thành một đoạn văn.

Đến giờ tan học, mẹ bận việc cơ quan nên không đón bé Na được. Vì nhà gần trường học nên cô bé quyết định tự về. Trên đường đi, Na gặp trận mưa rào rất to. Bên những bụi cỏ gần vệ đường, cô bé bắt gặp một chú gà con bị lạc mẹ đang đi lang thang dưới mưa trông rất tội nghiệp. Thấy thế, Na liền mở ô ra che cho gà con không bị ướt. Tạnh mưa cô bé cùng gà con đi xung quanh để tìm mẹ cho nó. Thật may, gà mẹ trú mưa dưới tán cây gần đó với mấy đứa em của gà con. Chú gà mừng rỡ kêu "Chíp...chíp..." như muốn cảm ơn sự giúp đỡ của Na. Về đến nhà, Na đã kể lại sự việc cho mẹ nghe. Mẹ khen cô bé là một đứa trẻ ngoan và căn dặn Na phải luôn yêu quý những loài động vật xung quanh.

3. HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.

 

PHẦN 2 - ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2

A. ĐỌC

1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

a. Đọc bài thơ, em biết điều gì về cây cau?

b. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

2. Đọc hiểu

a. Muông thú trong rừng mở hội thi để làm gì?

▢ Chọn con vật khoẻ nhất

▢ Chọn con vật nhanh nhất

▢ Chọn con vật đẹp nhất

b. Ngựa con đỡ chuẩn bị như thế nào cho hội thi?

▢ Đến gặp bác thợ rèn để xem lại bộ móng

▢ Chăm chỉ tập chạy với những bước sỏi dài

▢ Chải chuốt, mải mê soi bóng mình dưới suối

c. Ngựa con được cha khuyên thế nào?

▢ Cần chuẩn bị cho mình một bộ đồ nâu tuyệt đẹp

▢ Cần chải chuốt bộ bờm dài cho ra dáng nhà vô địch

▢ Cần phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng

d. Vì sao ngựa con không nghe lời khuyên của cha?

e. Chuyện gì xảy ra với ngựa con trong cuộc thi? (Viết tiếp vào chỗ trống đề hoàn thành câu trả lời.)

Cái móng của ngựa lung lay rồi (...). Gai nhọn (...) làm ngựa con đau điếng. Ngựa con chạy (...) và cuối cùng (...).

g. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì?

h. Tìm trong câu chuyện 4 từ chỉ đặc điểm của ngựa con.

i. Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với từ khoẻ khoắn.

k. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông.

Năm ấy, muông thú mở cuộc chạy đua trong rừng∎ Tham gia cuộc đua có ngựa con∎ hươu chị∎ hươu em∎ thỏ trắng∎ thỏ xám,... Ai sẽ trở thành nhà vô địch đây∎ Tất cả đều mong muốn mình giành được vòng nguyệt quế của cuộc đua.

Câu trả lời:

1. Trả lời câu hỏi:

a. Những thông tin em biết về cây cau:

  • Cây cau thẳng, thân cây chia thành từng nấc vòng đều.
  • Tàu lá to, vươn giữa trời.
  • Mo cau như một cái thìa lớn.
  • Hoa cau màu trắng ngà.

b. Em thích hình ảnh:

Cau đứng làm thước
Đo tháng, đo ngày
Từng nấc, từng nấc
Vòng đều thân cây.

=> Hình ảnh thân cau như là cây thước đo thời gian. Nó thay đổi qua từng ngày, từng tháng, lớn lên cùng với con người.

2. Đọc hiểu

a. Muông thú trong rừng mở hội thi để chọn con vật nhanh nhất.

b. Ngựa con đã chải chuốt, mải mê soi bóng mình dưới suối để chuẩn bị cho hội thi.

c. Ngựa con được cha khuyên cần phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

d. Ngựa con không nghe lời khuyên của cha vì chủ quan, cho rằng móng mình rất chắc chắn không cần phải đi xem lại.

e. Chuyện gì xảy ra với ngựa con trong cuộc thi? (Viết tiếp vào chỗ trống đề hoàn thành câu trả lời.)

Cái móng của ngựa lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đau điếng. Ngựa con chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại

g. Bài học: Không được chủ quan bất cứ chuyện gì dù là việc nhỏ nhất và phải biết lắng nghe lời khuyên của mọi người xung quanh.

h. 4 từ chỉ đặc điểm của ngựa con: tuyệt đẹp, ung dung, khỏe khoắn, chủ quan

i. Ta có:

  • Từ có nghĩa giống với từ khoẻ khoắn: mạnh khỏe.
  • Từ có nghĩa trái ngược với từ khoẻ khoắn: yếu ớt.

k. Chọn dấu câu:

Năm ấy, muông thú mở cuộc chạy đua trong rừng. Tham gia cuộc đua có ngựa con, hươu chị, hươu em, thỏ trắng, thỏ xám... Ai sẽ trở thành nhà vô địch đây? Tất cả đều mong muốn mình giảnh được vòng nguyệt quế của cuộc đua.

 

B. VIẾT

1. Nghe - viết: Nhà ốc

2. Viết đoạn văn kể về một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua.

Gợi ý:

  • Sự việc để lại nhiều ấn tượng là gì?
  • Sự việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?
  • Sự việc đó diễn ra thế nào? Điều gì lm cho em ấn tượng nhất?
  • Em có cảm nghĩ gì về sự việc đó?

Câu trả lời:

1. HS lắng nghe GV đọc và viết bài vào vở.

2. Viết đoạn văn kể về một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua.

Ngày đầu tiên đi học là ngày mà không ai trong chúng ta có thể quên được. Tôi năm nay đã lên lớp 3 nhưng mỗi lần nhớ về những kỉ niệm đó vẫn cảm thấy xao xuyến, bồi hồi và xen lẫn xúc động.

Hôm ấy, ánh nắng chói chang từ cửa sổ chiếu vào đánh thức tôi từ rất sớm. Tôi dụi mắt nhìn cuốn lịch khoanh đỏ báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Tôi háo hức tưởng tượng ra mọi thứ, mặc đồng phục tươm tất rồi đứng trước gương ngắm nghía hồi lâu. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường vì bố mẹ bận công tác xa nên không có nhiều thời gian đưa đón. Nơi tôi ở không phải ở thành thị, đó chỉ là vùng sông nước thôn quê. Trên đường đến trường bà cháu tôi phải đi qua con sông, bác lái đò nét mặt tươi hơn mọi ngày tôi có cảm giác vậy đơn giản vì hôm nay là “ngày tựu trường”. Trên đò cũng có học sinh và các bậc phụ huynh. Tôi thoáng thấy trên mặt họ có chút lo lắng. Điều đó càng làm tôi hiểu về tầm quan trọng của ngày trọng đại này. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu đang suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc nhưng sao hôm nay nó lại rất lạ lẫm với tôi. Tôi mạnh dạn nắm tay bà bước xuống đò. Cơn gió nhè nhẹ thổi qua như xua đi sự mệt mỏi trong tôi.

Trước mắt tôi là ngôi trường to lớn, khang trang. Bà xoa đầu tôi và nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi, tôi không còn cảm thấy quá sợ cố nhảy theo những bước chân của bà như trước nữa. Xung quanh trường khi đó có hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào. Nhưng tôi lại can đảm, lúc đó có một cô giáo đi lại phía tôi và nói: “Bà cho cháu vào lớp đi”. Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa mà sự quen thuộc dần dần hiện ra.

Tôi vào lớp nhưng cố đi tìm hình dáng thân thương của bà thân yêu. Lúc này bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào của cô giáo vang lên, không còn sợ hãi nữa mà tha