Giải bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Sách lịch sử 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

Khởi động

"Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm trên?

Trả lời:

Ý nghĩa của quan điểm: Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn. Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc  qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu 1. Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng.

Trả lời:

Nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ:

  • Không đảm bảo được tính nguyên trạng, không đảm bảo được yếu tố gốc cấu thành nên di sản. 
  • Không đảm bảo được tính xác thức, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật của di sản.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2. Hãy phân tích vai trò của sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu 1. Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Câu 2. Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó.

2. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

a. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Câu 1. Khai thác Tư liệu 1 (tr.29), hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.

Câu 2. Quan sát Hình 6, 7, hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó.

Câu 3. Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp văn hóa.

b. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Sự phát triển của các ngành trong công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại?

3. Sử học với sự phát triển du lịch

a. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu 1. Khai thác các tư liệu 2, 3, 4, hãy cho biết nội dung phản ánh của các tư liệu có điểm gì chung?

Câu 2. Từ kết quả trả lời câu 1, em hãy cho biết lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với du lịch?

b. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Dựa vào kiến thức đã học và thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

Luyện tập

Câu 1. Hãy kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương em.

Câu 2. Địa phương em đã làm gì để bảo tồn, phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

Vận dụng

Câu 1. Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

  • Xây dựng công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.
  • Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, ý kiến của em như thế nào?

Câu 2. Giả sử có một có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: "Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử" Lợi ích lâu dài hay trước mắt?" Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết 1 bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Câu 3. Hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương.