Giải bài 4: Khái quát về tế bào - Sách sinh học 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

Hoạt động mở đầu: Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học. Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống?

Trả lời:

- Các cấp độ tổ chức sống mà em đã học: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xãl, hệ sinh thái, sinh quyển.

- Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống vì các tế bào có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

I. KHÁI QUÁT HỌC THUYẾT TẾ BÀO

Câu hỏi 1. Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ gì? Vì sao?

Trả lời:

Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng kính hiển vi vì tế bào có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu hỏi 2. Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.

Trả lời:

- Các nội dung của học thuyết tế bào:

+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào;

+ Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống;

+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.

- Sự ra đời của học thuyết tế bào đã làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

Luyện tập 1. Trình bày lịch sử phát triển học thuyết tế bào. Có ý kiến cho rằng: "Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi." Ý kiến của em như thế nào?

Trả lời:

- Lịch sử của học thuyết tế bào:

+ Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek (An-tô-ni van Lơ-ven-húc) đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học này mới chỉ quan sát được hình dạng của tế bào. Những tiến bộ sau này trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào.

+ Khoảng giữa thế kỉ XIX, học thuyết tế bào đầu tiên đã ra đời. 

+ Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử, phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, học thuyết tế bào được bổ sung.

- Em đồng ý với ý kiến cho rằng lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi khi kính hiển vi được cải tiến, độ phóng đại của chúng càng lớn thì các nhà khoa học có thể quan sát được các tế bào một cách rõ nét hơn, kĩ càng hơn, từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn về chúng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ THỂ SỐNG

Câu hỏi 3. Kể tên những loại tế bào mà em đã học.

Câu hỏi 4. Nêu ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Luyện tập 2. Nêu tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người.

Vận dụng 1. Vì sao học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX?