Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Trắc nghiệm Online chia sẻ tới các bạn Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn..
Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về tính chất hóa học của nhôm và sắt
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Tinh chất hóa học của phi kim
a, Tác dụng với kim loại
- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
Na + Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ NaCl
2Cu + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2CuO
b, Tác dụng với hiđro
- Phi kim tác dụng với hi đro tạo thành hợp chất khí
O2 + H2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ H2O
H2 + Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ HCl
c, Tác dụng với oxi:
- Tạo thành oxit axit
S + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ SO2
2. Tính chất hóa học của Cacbon
- Tác dụng với oxi tạo thành cacbonđioxit
C + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ CO2
- Tác dụng với oxit kim loại
2CuO + C $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2Cu + CO2
3. Tính chất hóa học của muối cacbonat
- Tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic và tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2.
Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai muối mới.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
- Bị nhiệt phân hủy
CaCO3 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ CaO + CO2
2NaHCO3 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ Na2CO3 + CO2 + H2O
B. Giải các thí nghiệm SGK
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
- Quan sát hiện tượng:
- Quan sát sự thay dổi màu của hỗn hợp phản ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2.
- Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
- Quan sát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2.
- Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.
- Rút ra kết luận về tính chất của NaHCO3.
Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
- Có 3 lọ đựng 3 chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na2CO3 và CaCO3. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.
- Suy ra các thuốc thử nào dùng để nhận biết từng chất trên.
- Rút ra cách tiến hành nhận biết bằng thực nghiệm như thế nào.