Hiệp định Pa-ri kí kết nhân dân ta đã đánh cho Mĩ cút và đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để nhân ta thực nhiệm vụ còn lại là đánh sho nguỵ nhào hoàn thành giải phóng miền Nam vậy nhân ta đã hoàn thành nhiện vụ đó như thế nào? Chúng ta cùng đến với phần I, II của bài “Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)” lịch sử 9..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, ra sức chi viện cho miền Nam.
1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri.
- Mĩ rút quân về nước.
- Miền Bắc hoà bình, Miền Nam vẫn trong tình trạng chiến tranh.
- So sánh lực lượng cách mạng có lợi cho ta.
- Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế chi viện cho Miền Nam.
2. Thành quả của cách mạng Miền Bắc (1973-1975).
- Cuối 1973, Miền Bắc gỡ xong bom, mìn, thuỷ lôi.
- Sau 2 năm (1973-1974) về cơ bản Miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, văn hoá và mạng lưới giao thông…kinh tế có bước phát triển.
- Chi viện cho Miền Nam (1973- 1974) hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, lương thực, hàng chục vạn bộ đội, cán bộ…
II. Đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1. Tình hình địch- ta ở Miền Nam sau Hiệp định Pa-ri.
a. Âm mưu và hành động của Mĩ - Nguỵ:
- Mĩ: Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ vẫn giữ hơn 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự và tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn
- Nguỵ: được Mĩ thúc đẩy, đã ra sức phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “Bình định- lấn chiếm” vùng giải phóng.
b. Hành động của ta:
- Kiên quyết chống lại chiến dịch “Bình định- lấn chiếm” và âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch.
- Chủ trương đánh địch trên cả 3 mặt trận: Chính trị, quân sự, ngoại giao.
2. Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm.
- Trong giai đoạn đầu Hiệp đinh Pa-ri, ta mất đất, mất dân ở một số nơi.
- Thực hiện Nghị quyết 21 của BCH TW Đảng (7/1973), từ cuối năm 1973, quân và dân ta kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, chủ động mở cuộc tiến công địch tại các căn cứ xuát phát của chúng.
- Đầu năm 1975, quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh đường 14 và gải tỉnh Phước Long.
- Tại các khu giải phóng: nhân dân đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Cuối 1974 đầu 1975 Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm 1975, 1976.
- Trung ương Đảng nhấn mạnh “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, hì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3)
- 10/3/1975, quân ta đánh Buôn Ma Thuột giành thắng lợi
- 12/3 địch phản công chiếm lại nhưng thất bại.
- 14/3 quân địch rút khỏi Tây nguyên.
- 24/3 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)
- 21/3 quân ta đánh địch ở Huế.
- 26/3 giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên.
- 29/3 quân ta giải phóng Đà Nẵng.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4)
- 5 giờ chiều 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu
- 10 giờ 45 phút 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập
- Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
- 11 giờ 30 phút ngày 30/4 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
1. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta.
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
- Đối với quốc tế:
- Tác động đến nội tình nước Mĩ và thế giới.
- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
- Khách quan:
- Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
- Sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ thế giới: Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 156 – Sgk lịch sử 9
Sau hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì? Nêu kết quả và ý nghĩa của từng nhiệm vụ đó?
Câu 2: Trang 157 – sgk lịch sử 9
Sau hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?
Câu 3: Trang 57 – sgk lịch sử 9
Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
Câu 4: Trang 162 – sgk lịch sử 9
Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?
Câu 5: Trang 165 – sgk lịch sử 9
Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 165 – sgk lịch sử 9
Quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?
Câu 2: Trang 165 – sgk lịch sử 9
Lập bảng niên đại và sự kiện về thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?