Giải bài 3 trang 42 sách TBĐ địa lí 9.

Báo cáo về cây chè:

  • Tình hình sản xuất: Diện tích và sản lượng ngày càng tăng. Năm 2001, diện tích cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích cả nước và sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng cả nước.
  • Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (chủ yếu ở các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La,...) và Tây Nguyên (chủ yếu ở Lâm Đồng). Riêng ở Trung du và miền núi phía Bắc có đất feralit, khí hậu có mùa đông lạnh, vành đai cận nhiệt đới thấp, thích hợp với sinh thái của cây chè; người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè; thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu cao nên chè được trồng nhiều.
  • Nơi tiêu thụ: Cung cấp cho nhu cầu trong nước ở tất cả các vùng và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới; chè là thức uống được ưa chuông của nhiều nước EU, LB Nga, Tây Á, Nhật, Hàn Quốc,...

Báo cáo về cây cà phê:

  • Tình hình sản xuất: Diện tích và sản lượng không ngừng gia tăng. Năm 2001, diện tích trồng cà phê Tây Nguyên là 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% cả nước và thu hoạch 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cả nước.
  • Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, nhiều nhất ở Đắk Lắk, sau đó là Lâm Đồng, Gia Lai. Ở Tây Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển cây cà phê: đất badan màu mỡ, trải rộng, thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh tập trung; khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa và khô tiện cho việc gieo trồng, thu hái, phơi sấy và bảo quản; thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu cao.
  • Nơi tiêu thụ: Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng sang các nước EU, Tây Á,... Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta: Nhật Bản, CHLB Đức,...Và nước ta đứng thứ hai thế giới sau Bra-xin về xuất khẩu cà phê.