Giải bài 3: Lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình - Sách hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lắng nghe tích cực ý kiến của người thân trong gia đình
1. Thảo luân về tình huống dưới đây:
- Nhận xét về thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn Hiếu.
- Nên thể hiện sự lắng nghe tích cực trong tình huống như thế nào?
- Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực từ các thành viên trong gia đình?
Hướng dẫn:
- Thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn Hiếu:
- Không nhìn bố mẹ mà mắt vẫn không rời màn hình ti vi.
- Chưa chờ bố mẹ nói xong đã cãi lại.
- Thái độ và cách tiếp nhận ý kiến này của bạn thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, thờ ơ, không quan tâm đến những lời bố mẹ góp ý.
- Nên thể hiện sự lắng nghe tích cực trong tình huống được bố mẹ, gia đình, bạn bè, thầy cô,... góp ý, chia sẻ ý kiến một cách chân thành.
- Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực từ các thành viên trong gia đình:
- Thể hiện thái độ tôn trọng, sự cầu tiến của bản thân trước những lời khuyên từ người khác.
- Giúp chúng ta không ngừng hoàn thiện và phát triển bản thân.
2. Chia sẻ thêm những tình huống mà em biết về việc lắng nghe tích cực khi tiếp nhận ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
Hướng dẫn:
- Chú ý lắng nghe khi mẹ góp ý về việc dọn vệ sinh phòng riêng.
- Nhìn thẳng vào người lớn, giữ thái độ bình tĩnh khi lắng nghe người khác.
- Sẵn sàng sửa các thói quen xấu khi thầy cô, bạn bè góp ý.
3. Thảo luận về yêu cầu lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
Hướng dẫn:
Yêu cầu lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình:
- Dừng việc, tập trung lắng nghe.
- Vẻ mặt: chăm chú, chú tâm, nhìn thẳng vào người nói.
- Củ chỉ, hành vi: nghiêm túc, không nằm hoặc nhìn đi chỗ khác khi người thân góp ý.
- Phản hồi: trả lời câu hỏi người thân đặt ra và hỏi về những điều mình còn thắc mắc.
- Nghĩ rằng người thân muốn tốt cho mình và tin tưởng mình.
- Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu.
- Lời nói: rõ ràng, nhẹ nhàng, đúng mực.
- Nhìn và theo dõi cảm xúc của người thân.
Hoạt động 2: Sắm vai thể hiện cách lắng nghe tích cực
Sắm vai thể hiện cách lắng nghe tích cực trong các tình huống sau:
Hướng dẫn:
- Tình huống 1: thể hiện sự ăn năn, xin lỗi mẹ vì dạo gần đây đã quá ham chơi mà bỏ bê việc học, việc nhà và hứa sẽ chỉ chơi điện tử trong thời gian được cho phép.
- Tình huống 2: chờ bố mẹ nói xong, sau đó thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về nghề nghiệp mong muốn, hi vọng bố mẹ có thể tôn trọng và ủng hộ quyết định của mình.