Kế thừa các học thuyết tiến hóa trước đó của Lamac, Đacuyn, ... cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại, các nhà khoa học đưa ra học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Đó là nội dung của bài 26. Sau đây, Trắc nghiệm Online tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài. .
A. Lý thuyết
I. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, kết thúc khi loài mới xuất hiện
- Quần thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa
- Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn.
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể
- Tiến hóa chỉ xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền
II. Các nhân tố tiến hóa
Các nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
1. Đột biến
- Tần số đột biến rất nhiều ở mỗi cá thể và quần thể
- Là nguồn phát sinh biến dị di truyền của quần thể
2. Di - nhập gen
- Là sự trao đổi các cá thể và giao tử giữa các quần thể.
- Mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể, thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
3. Chọn lọc tự nhiên
- Là nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường
- CLTN là thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc:
- Chọn lọc chống lại alen trội
- Chọn lọc chống lại alen lặn
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
- Đặc điểm của các yếu tố gây biến đổi về tần số alen:
- Thay đổi tần số alen không tuân theo 1 chiều định hướng nhất định
- Alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ, alen có lợi cũng có thể phổ biến trong quần thể
5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Là nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 117 - sgk Sinh học 12
Tại sao đột biến gen mặc dù thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể có hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên có hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tổn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
A. I và II B. I và III C. IV và III D. II và III
Câu 2: Trang 117 - sgk Sinh học 12
Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
Câu 3: Trang 117 - sgk Sinh học 12
Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?
Câu 4: Trang 117 - sgk Sinh học 12
Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm đột ngột thì tần sổ alen lại thay đổi nhanh chóng?
Câu 5: Trang 117 - sgk Sinh học 12
Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?