Giải bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Câu 1. Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm cơ cấu kinh tế: là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
* Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:
- Tập hợp các bộ phận (thành phần) hợp thành.
- Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Câu 2. Dựa vào hình 24.1, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt các loại cơ dấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
Hướng dẫn giải:
* Cơ cấu kinh tế:
1. Cơ cấu kinh tế theo ngành: là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nên kinh tế và các mối quan hệ tương đổi ổn định giữa chúng. Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm:
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Ngành công nghiệp, xây dựng
- Ngành dịch vụ.
=> Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: được hình thành đựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phân kinh tế có tác động qua lại với nhau. Ở Việt Nam hiện nay có các thành phần kinh tế gồm:
- Khu vực kinh tế trong nước.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ đựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Bao gồm:
- Vùng kinh tế.
- Tiểu vùng kinh tế.
=> Sự phát triển không giống nhau giữa các vùng.
II. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Câu 3. Dựa vào hình 24.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân biệt một số tiêu chí: GDP, GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
- Nhận xét sự phân hoá GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020.
Hướng dẫn giải:
Phân biệt một số tiêu chí:
* So sánh GDP và GNI:
- GDP (tổng sản phẩm trong nước):
- Là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm.
- Thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và
- Sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- GNI (tổng thu nhập quốc gia)
- Là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
- Sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia
* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:
- GDP bình quân đầu người: GDP chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở cùng thời điểm.
- GNI bình quân đầu người: GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó đó ở cùng thời điểm.
* Sự phân hoá GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020.
- GNI bình quân đầu người ở Ô-xtrây-li-a, Hòa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cao nhất ($\geq $ 12 696 USD/người)
- GNI bình quân đầu người ở các nước châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc, châu Á là 1 045 – 12 695 USD/người.
- GNI bình quân đầu người ở các nước châu Phi thấp nhất ($\leq $ 1 045 USD/người).
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Luyện tập
Câu 1. Em hãy lập bảng so sánh các tiêu chí GDP, GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và Ấn Độ, năm 2020. Rút ra nhận xét.
Vận dụng
Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) người ta dùng chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) và GRDP bình quân đầu người. Em hãy sưu tầm thông tin về cách tính và xác định chỉ số GRDP và GRDP/người của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. em đang sống.