Bài 23 với nội dung ôn tập phần 5 "Di truyền học" nhằm giúp cho học sinh khái quát kiến thức cơ bản và vận dụng giải các dạng bài tập. Sau đây, Trắc nghiệm Online tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập trong bài. .

A. Lý thuyết

I. Di truyền

1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

  • Tự nhân đôi ADN
  • Phiên mã, sao mã ARN
  • Dịch mã tạo protein
  • Điều hòa hoạt động của gen

2. Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào bà cơ thể

  • NST và sự biến đổi hình thái của NST
  • Sự phân li và tổ hợp của gen, NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh tạo nên các quy luật di truyền: 
    • Quy luật di truyền của Menđen
    • Tương tác gen, đa hiệu gen
    • Di truyền li kết
    • DI truyền ngoài nhân

3. Cơ chế di truyền ở cấp độ quần thể

  • Các đặc trưng di truyền của quần thể: tần số của các alen và tần số của các kiểu gen
  • Di truyền của quần thể tự phối hoặc giao phối gần
  • Di truyền của quần thể ngẫu phối

4. Ứng dụng di truyền học trong chọn giống

  • Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
  • Dùng biện pháp gây đột biến
  • Phương pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào

II. Biến dị

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phân loại biến dị

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Hãy điền các chú thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử:

ADN → mARN → pôlipeptit → prôtêin → tính trạng (hình thái, sinh lí…).

Câu 2: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Tại sao mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau? 

Câu 3: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị được nêu trong bài và cho biết đặc điểm của từng loại.

Câu 4: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Cho một cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử quy định với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. Ở đời sau người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác suất để cả 5 hại cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác suất để trong số 5 cây con có ít nhất có một cây hoa đỏ là bao nhiêu?

Câu 5: Trang 102 - sgk Sinh học 12

 Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng thường chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.

Câu 6: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?

Câu 7: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi - Vanbec)?

Câu 8: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Đế tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biện pháp gì?

Câu 9: Trang 102 - sgk Sinh học 12

Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST với 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?