Giải bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế
Câu 1. Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế. Nêu ví dụ.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế: là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
=> Ví dụ: Các nước có vị trí gần với các đường giao thông quốc tế sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi hàng hóa hơn so với các nước khác.
II. Phân loại và vai trò của nguồn lực phát triển kinh tế
Câu 2. Dựa vào hình 23. 1, hình 23.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
- Phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
Hướng dẫn giải:
* Cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ:
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chia chia nguồn lực thành:
- Nguồn lực trong nước
- Nguồn lực ngoài nước
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành chia nguồn lực thành:
- Vị trí địa lí
- Tự nhiên
- Kinh tế xã hội
* Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
=> Ví dụ: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
- Nguồn lực tự nhiên: những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. => Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
=> Ví dụ: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-phăng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh),.. đây nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nghiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: (dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,...) có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
=> Ví dụ: Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao....vì vậy thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Luyện tập
Em hãy lấy ví dụ về một nguồn lực và phân tích vai trò của nguồn lực đó đối với phát triển kinh tế ở một quốc gia trên thế giới.
Vận dụng
Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.