Đầu thế kỉ XX, có nhiều yếu tố tác động là điều kiện xã hội và tâm lí nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu. Vậy để nắm rõ lịch sử nước ta trong giai đoạn này, chúng ta cùng đến với bài "Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)" lịch sử 11..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Phan Bội Châu và xu hướng phản động
a. Tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn, Nghệ An
- Trong gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước
- Từ nhỏ Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh và đã sôi sục nhiệt tình cứu nước
- Năm 1900, ông bắt đầu con đường hoạt động cách mạng
b. Hoạt động cứu nước
- Tháng 5/ 1904 thành lập hội Duy Tân
- Năm 1905 đến 1908 : Phong trào Đông Du, đưa được 200 thanh niên sang Nhật học .
- Tháng 6/1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội
- Mục đích : Đánh Pháp, giành độc lập
- Kết quả: Thất bại
- Đánh giá:
- Tiến bộ: Phương pháp bạo động
- Hạn chế: Dựa vào đế quốc
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
a. Tóm tắt tiểu sử:
- Phan Châu Trinh hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã.
- Quê quán: phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Năm 1900 đỗ cử nhân, năm 1901 đỗ phó bảng, làm quan với triều đính Huế.
- Năm 1904 từ quan, bắt đầu hoạt động cứu nước.
b. Hoạt động cứu nước
1906 mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
- Kinh tế:
- Chấn hưng doanh nghiệp, lập hội kinh doanh
- Phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công
- Giáo dục: Mở trường dạy học theo lối mới
- Văn hóa: Cải cách trang phục và lối sống
=>Phong trào đang phát triển mạnh bị thực dân Pháp đàn áp.
3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.
a. Đông kinh nghĩa thục
- Khái niệm: Trường tư ở Đông kinh (Hà Nội) theo mô hình Nhật Bản, dạy theo lối mới
- Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền,… lập, hoạt động từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1907
- Không bó hẹp trong phạm vi trường học, những hoạt động của đông kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, làm cho nhà trường nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.
- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại.
- Chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên của Đông kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu, các tổ chức liên quan đều bị giải tán.
b. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.
- Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội:
- Binh lính người Việt trong quân đội Pháp, kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.
- Kế hoạch đầu độc: Nghĩa quân Yên Thế kéo về phục sẵn ở xung quanh Hà Nội, bồi bếp bỏ thuốc độc vào thức ăn để đầu độc trại lính Pháp. Khi có pháo lệnh, binh sĩ người Việt sẽ nổi dậy từ bên trong đánh ra, quân của Hoàng Hoa Thám từ bên ngoài đánh vào, nhanh chóng chiếm thành. Nhưng cuối cùng bị lộ và bị thực dân Pháp ngăn chặn.
- Ý nghĩa:
- Tuy thất bại nhưng đã gây ra sự hoang mang trong sĩ quan và binh lính Pháp
- Đây là sự nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp=> chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
- Giai đoạn 1909 – 1913 của nghĩa quân Yên Thế:
- Tháng 1.1909 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Ba - tay tấn công vào căn cứ Phồn Xương
- Nghĩa quân thực hiện chiến dịch di chuyển và cũng giành được một số thắng lợi.
- Tháng 11. 1909 lực lượng của Đề Thám chỉ còn vài chục người
- Tháng 2.1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 141 – sgk lịch sử 11
Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động?
Câu 2: Trang 143 – sgk lịch sử 11
Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách?
Câu 3: Trang 145 – sgk lịch sử 11
Vì sao Đông Kinh Nghĩa Thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 145 – sgk lịch sử 11
Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?
Câu 2: Trang 145 – sgk lịch sử 11
Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp)?