Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Trắc nghiệm Online chia sẻ tới các bạn Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về tính chất hóa học của nhôm và sắt
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của nhôm
a, Tác dụng với phi kim:
- Phản ứng với oxi tạo thành oxit:
4Al + 3O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2Al2O3
- Phản ứng với phi kim khác tạo thành muối:
2Al + 3Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2AlCl3
b, Tác dụng với dung dịch axit
- Tạo thành muối và giải phóng khí H2
2Al + H2SO4 → 2AlCl3 + 3H2↑
Chú ý: Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc , nguội và H2SO4 đặc nguội.
c, Nhôm tác dụng với dung dịch muối:
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
d, Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
2. Tính chất hóa học của sắt
a, Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ:
3Fe + 2O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ Fe3O4
- Tác dụng với clo tạo thành sắt (III) clorua
2Fe + 3Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2FeCl3
- Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối.
b, Tác dụng với dung dịch axit
- Tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Chú ý: Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.
c, Tác dụng với dung dịch muối
- Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối mới và kim loại mới.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. Giải các thí nghiệm SGK
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Lấy một ít bột nhôm rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.10 trang 55)
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình hóa học.
- Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.20).
- Quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột (sắt + lưu huỳnh) và chất tạo thành sau phản ứng
- Giải thích và viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe
Lấy một ít bột kim loại Al, Fe và hai ống nghiệm (1) và (2).
Nhỏ 4 - 5 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm (1) và (2).
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Hãy giải thích