Giải bài 20: Địa lí địa phương - Sách VNEN khoa học xã hội lớp 9 tập 2 trang 35. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
A. Hoạt động khởi động
Em sống ở tỉnh (thành phố) nào? Nơi em đang sống có điều gì đặc biệt?
Trả lời:
- Ví dụ: Em đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Điểm đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh là: Thành phố đông dân bậc nhất cả nước và có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Xác định nội dung cần tìm hiểu:
- Nội dung 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của TP. Hồ Chí Minh
- Nội dung 2: Tìm hiểu dân cư và lao động của TP. Hồ Chí Minh
- Nội dung 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh
2. Chia nhóm
3. Xây dựng kế hoạch làm việc
Nội dung 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh.
a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của TP. Hồ Chí Minh
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: 2095,239 km2 (năm 2008)
- Nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ
- Tọa độ địa lí:
- 10°10’ – 10°38’ vĩ độ Bắc (Củ Chi)
- 106°22’ – 106°54’ kinh độ Đông (Cần Giờ)
- Tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Sự phân chia hành chính: Gồm có 19 quận và 5 huyện
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Yếu tố | Đặc điểm |
Địa hình |
|
Khí hậu |
|
Sông ngòi |
|
Thổ nhưỡng |
|
Tài nguyên sinh vật |
|
Khoáng sản |
|
Nội dung 2: Tìm hiểu dân cư và lao động của TP. Hồ Chí Minh
a. Gia tăng dân số
- Năm 2002, dân số của thành phố đã lên tới 5.499.217 người và chiếm hơn 6,83% dân số của cả nước.
- Mức gia tăng dân số 1,27%, thấp hơn mức trung bình của cả nước.
- Tỉ lệ gia tăng giảm nhưng dân số tăng lên hằng năm vẫn đông.
b. Kết cấu dân số
- Dân cư chủ yếu là người dân tộc kinh
- Dân số trẻ
- Có một luồng dân số lớn từ các tỉnh thành đổ về thành phố HCM làm việc và sinh sống.
c. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số đạt 2.601 người/km2 (năm 2002)
- Dân cư phân bố ko đồng đều giữa khu vực nội thành và ngoại thành (82 % số dân sống ở nội thành)
- Tỉ lệ dân thành thị cao đạt 83,3% năm 2002
d.Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục – đào tạo hàng đầu của cả nước.
- Là khu vực tập trung nhiều trường đại học của cả nước.
- Là trung tâm y tế hàng đầu của cả nước với 1 viện nghiên cứu y, 38 bệnh viện và 43 phòng khám khu vực, 10 nhà hộ sin và 303 trạm y tế.
Nội dung 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh
a. Đặc điểm chung
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế của TP. Hồ Chí Minh ngày càng phát triển mạnh.
- Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính...
- TP. Hồ Chí Minh luôn là thành phố dẫn đầu về phát triển kinh tế.
b. Các ngành kinh tế
a. Công nghiệp
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp đa ngành có quy mô lớn nhất nước ta.
- Công nghiệp của thành phố phát triển với tốc độ khá nhanh
- Trên địa bàn thành phố, năm 2002, có 31,1 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến.
- Số lao động tham gia hoạt động công nghiệp khá đông đảo và thường xuyên tăng lên năm 2002 có tới hơn 78,3 vạn người.
- Về cơ cấu thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
b. Nông nghiệp
- Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 1,7% năm 2002)
- Trồng trọt: Trong nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ưu thế vẫn thuộc về ngành trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng hàng năm vẫn liên tục giảm. Cây tồng chủ yếu là lúa và rau màu.
- Chăn nuôi: So với trồng trọt, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu là chăn nuôi gia súc và gia cầm.
- Ngư nghiệp: năm 2002, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của thành phố là 5,9 nghìn ha, trong đó bao goầm 3,1 nghìn ha cho thủy sản nước ngọt và 2,84 nghìn ha cho thủy sản nước lợ, nước mặn. Số hộ chuyên nuôi trồng là 6,9 nghìn và số hộ hoạt động đánh bắt là 1,6 nghìn. Cả thành phố có hơn 1 nghìn tàu thuyền đánh bắt có động cơ và 288 ghe thuyền không động cơ.
c. Dịch vụ
- Ngành giao thông vận tải
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của cả nước. Ở đây có đầy đủ các loại hình giao thông, từ đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển cho đến đường hàng không.
- Tình hình vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung phát triển khá nhanh trong những năm gần đây.
- Phương hướng phát triển: Xây dựng mạng lưới cầu đường bộ, ưu tiên chương trình đại lộ Đông – Tây và đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Hoà Hưng đi Biên Hoà, tiếp tục nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất thành một trung tâm hàng không của khu vực, chú trọng giải quyết vấn đề giao thông đô thị…
- Bưu chính viễn thông:
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm bưu chính viễn thông hàng đầu của cả nước. Doanh thu đạt 3,85 nghìn tỉ đồng năm 2002.
- Thương mại:
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất nước ta. Trong những năm qua, ngành thương mại của thành phố đã phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố tăng khá nhanh đạt 71,49 nghìn tỉ đồng năm 2002.
- Hoạt động xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh tương đối nhộn nhịp,kim ngạch xuất khẩu đạt 6,4 tỉ USD năm 2002.
- Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.