Bài học này trình bày nội dung: Sắt. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn..
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I.Tính chất vật lí
Sắt là kim loại màu trắng xám có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm. Sắt có tính nhiễm từ.
II.Tính chất hóa học
1.Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ:
3Fe + 2O2 →(to) Fe3O4
Tác dụng với clo tạo thành sắt (III) clorua
2Fe + 3Cl2 →(to) 2FeCl3
Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối.
2.Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Chú ý: Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc , nguội.
3.Tác dụng với dung dịch muối
Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối mới và kim loại mới.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1.(Trang 60 SGK)
Sắt có những tính chất hoá học nào ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.
Câu 2.(Trang 60 SGK)
Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.
Câu 3.(Trang 60 SGK)
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.
Câu 4.(Trang 60 SGK)
Sắt tác dụng được với chất nào sau đây ?
a) Dung dịch muối Cu(NO3)2 ;
b) H2SO4 đặc, nguội;
c) Khí Cl2 ;
d) Dung dịch ZnSO4.
Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.
Câu 5.(Trang 60 SGK)
Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối iượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.