Giải bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if - Sách tin học 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
Khởi động
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường gặp các tình huống một việc được thực hiện hay không phụ thuộc vào một điều kiện. Ví dụ, em dự định, nếu ngày mai trời không mưa em sẽ đi chơi cùng bạn, ngược lại nếu trời mưa em sẽ ở nhà làm bài tập. Các tình huống như vậy trong lập trình được gọi là rẽ nhánh. Em hãy điền thông tin ở tình huống trên vào vị trí <Điều kiện> và lệnh tương ứng trong sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh ở Hình 19.1.
Hướng dẫn giải:
1. Biểu thức lôgic
Hoạt động 1. Khái niệm biểu thức lôgic
Biểu thức nào sau đây có thể đưa vào vị trí <điều kiện> trong lệnh: Nếu <điều kiện> thì <lệnh> của các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
A. m, n = 1, 2 B. a + b > 1 C. a* b < a + b D. 12 + 15 > 2* 13
Hướng dẫn giải:
Đáp án B, C, D.
Câu hỏi. Mỗi biểu thức sau có giá trị True hay False?
a) 100%4==0 b)111//5 != 20 or 20%3 != 0
Hướng dẫn giải:
a) True
b) True
B. Bài tập và hướng dẫn giải
2. Lệnh If
Hoạt động 2. Cấu trúc lệnh If trong Python
Cho trước số tự nhiên n (được gán hoặc nhập từ bàn phím). Đoạn chương trình như sau kiểm tra n > 0 thì thông báo "n là số lớn hơn 0".
Em có nhận xét gì về cấu trúc lệnh if? Sau <điều kiện> lệnh if có kí tự gì? Lệnh print() được viết như thế nào?
Câu hỏi. Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
Luyện tập
Câu 1. Viết biểu thức lôgic ứng với mỗi câu sau:
a) Số x nằm trong khoảng (0; 10).
b) Số y nằm ngoài đoạn [1; 2].
c) Số z nằm trong đoạn [0; 1] hoặc [5; 10].
Câu 2. Tìm một vài giá trị m, n thỏa mãn các biểu thức sau:
a) 100%m == 0 and n%5 != 0
b) m%100 == 0 and m%400 != 0
c) n%3 == 0 or (n%3 != 0 and n%4 ==0)
Vận dụng
Câu 1. Giá bán cam tại siêu thị tính như sau: nếu khối lượng cam mua dưới 5kg thì giá bán là 12 000 đồng/kg, nếu khối lượng mua lớn hơn hoặc bằng 5 kg thì giá bán là 10 000 đồng/kg. Viết chương trình nhập số lượng mua (tính theo kg) sau đó tính số tiền phải trả.
Câu 2. Năm n là năm nhuận nếu giá trị n thỏa mãn điều kiện: n chia hết cho 400 hoặc n chia hết cho 4 đồng thời không chia hết cho 100. Viết chương trình nhập số năm n và cho biết n có phải là năm nhuận hay không?