Giải bài 18 Núi quê tôi - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
KHỞI ĐỘNG
Cùng bạn hỏi - đáp về đặc điểm của những cảnh vật được vẽ trong tranh.
Câu trả lời:
Gợi ý:
- Bức tranh về cảnh gì?
- Bức tranh vẽ về cảnh đồng quê, xóm làng ở nông thôn.
- Trong tranh có những cảnh vật nào?
- Trong tranh có cảnh bà cụ đang gánh rau, trâu bò đang ăn cỏ, đồng lúa vàng ươm sắp đến ngày thu hoạch,...
- Cảnh vật trong tranh hiện lên như thế nào?
- Cảnh vật trong tranh hiện lên rất mộc mạc, giản dị, mang nét đẹp dân dã của vùng đồng quê.
ĐỌC
1. Tìm trong bài câu văn:
- Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông
- Tả ngọn núi vào mùa hè
2. Chọn từ ngữ có tiếng xanh phù hợp với từng sự vật được tả trong bài.
3. Tìm trong bài những câu văn có hình ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào?
4. Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê mình?
5. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Núi quê tôi.
Câu trả lời:
1.
- Câu văn tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông: Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
- Câu văn tả ngọn núi vào mùa hè:
- Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng loá của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt.
- Lá cây bay như là tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ấn dưới những cánh đồng lúa chín vàng.
2. Chọn từ ngữ có tiếng xanh phù hợp với từng sự vật được tả trong bài.
- Bóng núi - xanh thẫm
- Ngọn núi - xanh mướt
- Lá bạch đàn, lá tre - xanh tươi
- Vườn chè, vườn sắn - xanh tốt
3. Một số hình ảnh so sánh:
- Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
- Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển.
Em thích hính ảnh so sánh "Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng." vì hình ảnh này gợi ra một khung cảnh mờ ảo, lãng mạn, thơ mộng của thiên nhiên những ngày cuối thu.
4. Tác giả cảm nhận được:
- Tiếng lá bạch đàn và lá tre reo.
- Hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai toả khói.
5. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Núi quê tôi.
Cảnh núi rừng, vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên muôn hình muôn vẻ từ thu sang đông rồi vào mùa hè. Những cảnh vật tưởng chừng như rất dung dị, đời thường, qua ngòi bút của tác giả bỗng trở nên thơ mộng, lãng mạn đến nhường nào: đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng, núi hiện lên trong mưa,... Đọc xong tác phẩm, em càng cảm cảm thấy yêu quê hương đất nước, yêu núi rừng, yêu thiên nhiên nhiều hơn.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: V, X
1. Viết tên riêng: Vạn Xuân
2. Viết câu:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
(Ca dao)
Câu trả lời:
HS tự thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Tìm trong các câu in đậm những từ ngữ có nghĩa giống nhau.
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Gió bắt đầu thổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Nắng bốc hương hoa trùm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
Thoát cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng.
(Theo Đoàn Giỏi)
2. Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.
a. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chịu khó.
b. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng rực màu lúa chín.
c. Đi qua cánh rừng, một dãy núi hùng vĩ hiện ra trước mắt chúng tôi.
3. Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông.
Mẫu: Vào mùa lúa chín, cánh đồng quê tôi như một tấm thảm vàng rực.
Câu trả lời:
1. Những từ ngữ có nghĩa giống nhau.
- Rừng cây - rừng ban mai - rừng nguyên sơ
- im lặng - yên tĩnh - tĩnh lặng
2. Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.
a. chăm chỉ
b. vàng ruộm
c. sừng sững
3. Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông.
- Nhìn từ xa, dòng sông trông giống như một tấm lụa xanh mềm mại vắt ngang cánh đồng.
- Dòng sông như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu mọi vật xung quanh nó.
- Cánh đồng lúa chín vàng trải dài như vô tận.
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
1. Quan sát và kể tên những cảnh vật trong tranh
2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.
Gợi ý:
- Tên cảnh vật quê hương
- Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật
- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật
- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật
3. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay
Câu trả lời:
1. Những cảnh vật trong tranh:
- Cảnh đường phố tấp nập người qua lại
- Cảnh vùng quê yên bình, có các bạn nhỏ đang chơi trước sân nhà.
- Cảnh ruộng bậc thang.
- Cảnh bờ biển hoang sơ.
2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.
Đối với em, quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ. Đó là những ngày em được sống bên bố mẹ, được bố mẹ yêu thương. Đó là ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Đó là mùa đông lạnh giá bố và em ngồi bên bếp lửa ủ ấm cho nhau. Quê hương cũng là nơi cho em rất nhiều ngươi bạn tốt - những người bạn cùng em học tập, cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê, những người bạn đã cùng em sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn. Em còn nhớ cả những thầy cô giáo đã dạy dỗ em. Những lời giảng, nét bút, giọng nói hiền từ đã khắc sâu trong trái tim không thể nào phai nhạt. Em rất biết ơn và tự hào về quê hương mình. Em sẽ cố gắng học tập, nỗ lực không ngừng để làm giàu cho gia đình và cho quê hương, đất nước.
3. HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.
VẬN DỤNG
Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước.
Câu trả lời:
Một số câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước:
- Cửa Tùng - tác giả Thuỵ Chương
- Đất nước - tác giả Nguyễn Đình Thi
- Hồn quê - tác giả Bảo Châu