Giải bài 16B: Thầy cúng đi bệnh viện - Sách VNEN tiếng Việt lớp 5 trang 173. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

  • Những người trong tranh là ai?
  • Họ đang làm gì?

Trả lời:

  • Những người trong tranh là Bác sĩ, cụ Ún và con trai cụ Ún
  • Họ đang đưa cụ Ún vào bệnh viện để mổ sỏi thận

2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: "Thầy cúng đi bệnh viện".

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 

(1) Cụ Ún làm nghề gì?

(2) Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào?

Chọn ý đúng để trả lời:

  • a. Tự mình cúng đuổi tà ma.
  • b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.
  • c. Mời bác sĩ đến khám chữa bệnh.

(3) Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?

(4) Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?

(5) Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?

Chọn ý đúng để trả lời:

  • a. Cụ đã chán nghề thầy cúng.
  • b. Cụ không tin thầy cúng chữa khỏi bệnh.
  • c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.

Trả lời:

1. Cụ Ún làm nghề thấy cúng.

2. Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách

Đáp án đúng là: b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.

3. Bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà vì cụ sợ mổ và hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái nên cụ trốn viện về nhà.

4. Cụ Ún khỏi bệnh nhờ có hai người mặc áo trắng, đó là bác sĩ và y tá của bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ đã tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ và gia đình đã đưa cụ trở lại bệnh viên. Nửa tháng sau cụ đã khỏi bệnh.

5. Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ:

Đáp án đúng là: c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. Hoạt động thực hành

1-2-3. Đề bài: Hãy kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm bên gia đình

5. Kiểm tra viết bài văn tả người:

Đề bài:

Chọn một trong các đề sau:

1. Tả một em bé đang ở tuổi tập đi, tập nói.

2. Tả một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

3. Tả một bạn học của em.

4. Tả một người lao động đang làm việc (nông dân, công nhân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, thầy giáo, cô giáo,...).