I. Khái niệm về từ trường
Câu hỏi 1. Trong thí nghiệm ở hình 15.1, khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm hướng của kim nam châm có thay đổi so với hướng ban đầu không?
Hướng dẫn giải:
Hướng của kim nam châm không thay đổi vì cực nam của kim Nam châm bị cực Bắc của thanh nam châm hút.
II. Từ phổ
Câu hỏi 2. Chúng ta không nhận biết được từ trường bằng trực quan. Làm thế nào để hình dung ra từ trường?
Hướng dẫn giải:
Chúng ta sử dụng thanh nam châm và mạt sắt. Hình ảnh các đường cong tạo ra từ mạt sắt xung quanh thanh nam châm chính là một hình ảnh trực quan về từ trường.
Luyện tập 1. Dùng các dụng cụ như hình 15.2, thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U. Hãy tạo từ phổ của nam châm hình chữ U.
Hướng dẫn giải:
Tạo từ phổ của nam châm hình chữ U:
III. Đường sức từ
Luyện tập 2. Biết chiều đường sức từ của hai nam châm như hình 15.5. Hãy xác định tên các cực từ của hai nam châm.
Hướng dẫn giải:
IV. Chế tạo nam châm điện
Vận dụng. Ở thí nghiệm trên hình 15.8, em làm thế nào để kiểm tra từ trường của nam châm thay đổi khi giữ nguyên đầu dây ở chốt 1 và chuyển đầu dây nối từ chốt 4 sang chốt 2.
Hướng dẫn giải:
Khi chuyển dầu dây nối từ chốt 4 sang chốt 2, lực hút lên viên bi sắt bị giảm. Do đó, nếu ta dùng 1 lực kéo nhỏ hơn là có thể kéo viên bi ra khỏi nam châm điện trên.