Giải bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Sách sinh học 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
Hoạt động mở đầu: Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu?
Trả lời:
Các tế bào khi phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ phân chia thành các tế bào mới với bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu.
I. CHU KÌ TẾ BÀO
Câu hỏi 1. Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các giai đoạn, pha nào. Nêu đặc điểm mỗi pha.
Trả lời:
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian và phân bào.
| Tên pha | Đặc điểm | |
Kỳ trung gian | Pha G1 | Tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng, quá trình bắt đầu từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào đạt kích thước tiêu chuẩn. | |
Pha S | Nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc tử (crômatit). | ||
Pha G2 | Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. | ||
Phân bào | Pha M | Phân chia nhân | - Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. - Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào. |
Phân chia tế bào chất |
Câu hỏi 2. Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
Trả lời:
Ở kì trung gian, một nhiễm sắc thể gồm hai chromatid giống hệt nhau.
Câu hỏi 3. Dựa vào bảng 13.1, cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì.
Trả lời:
Có ba điểm chính là: Điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn); Điểm kiểm soát G2/M; Điểm kiểm soát chuyển tiếp kỳ giữa-kỳ sau (điểm kiểm soát thoi vô sắc).
Luyện tập 1. Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
Trả lời:
Vào cuối pha G1 có một điểm kiểm soát. Nếu không vượt qua điểm kiểm soát này, tế bào đi vào quá trình biệt hóa, không phân chia (gọi là G0).
B. Bài tập và hướng dẫn giải
II. SINH SẢN CỦA TẾ BÀO THEO CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
1. Khái niệm sinh sản của tế bào
Câu hỏi 4. Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau.
2. Cơ chế sinh sản của tế bào - nguyên phân.
Câu hỏi 5. Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kì là gì?
Luyện tập 2. Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu?
Vận dụng 1. Từ một đoàn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?
Vận dụng 2. Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.
Câu hỏi 6. Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4, cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật.
III. UNG THƯ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
1. Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ung thư
Câu hỏi 7. Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.
Câu hỏi 8. Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường?
2. Tình hình ung thư ở Việt Nam
Câu hỏi 9. Quan sát hình 13.5, nêu khái quát tình hình ung thư tại Việt Nam năm 2020 và rút ra nhận xét.
3. Phòng tránh ung thư
Câu hỏi 10. Vì sao cần khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư?
Luyện tập 3. Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì?
Vận dụng 3. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó.
Vận dụng 4. Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả?