Giải bài 14: Giảm phân - Sách sinh học 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
Hoạt động mở đầu: Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Trả lời:
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ chế giảm phân và thụ tinh.
I. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân
Câu hỏi 1. Giảm phân là gì?
Trả lời:
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm trong quá trình hình thành giao tử.
- Trong giảm phân, tế bào sinh dục (có bộ 2n) đã chín trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần ở kỳ trung gian trước giảm phân I, nên sinh ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
Câu hỏi 2. Quan sát hình 14.1 và trả lời các câu hỏi:
a) Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia từ một tế bào ban đầu?
b) Hãy so sánh bộ nhiễm sắc thể ban đầu và bộ nhiễm sắc thể (NST) của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó.
Trả lời:
a) Cần 2 lần phân chia để từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con.
b) Các tế bào sản phẩm có số lượng NST giảm so với tế bào ban đầu. Tế bào ban đầu có bộ NST lưỡng bội (2n), sau 2 lần giảm phân tạo ra giao tử có bộ NST đơn bội (n).
Câu hỏi 3. Quan sát hình 14.2 và cho biết trước khi bắt đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái đơn hay kép. Đặc điểm này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Khi bắt đầu giảm phân I, NST trong nhân tế bào ở trạng thái kép. Đây là lần nhân đôi duy nhất của NST trong giảm phân.
Câu hỏi 4. Quan sát hình 14.3, cho biết:
a) Giảm phân | có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kì đầu I?
b) Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa l và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau I.
c) Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I.
d) Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân I và giảm phân II.
Trả lời:
a) - Giảm phân 1 có 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Ở kì đầu I:
+ Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng.
+ Trong quá trình bắt đôi, các nhiễm sắc tử không chị em (các crômatit khác nguồn) tiếp hợp và trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo).
+ Sau tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn lại. Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng đẩy nhau ra từ tâm động.
+ Cuối kì đầu I, thoi phân bào xuất hiện, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
b) - Ở kì giữa I:
+ Các cặp NST kép tập trung thành 2 hàng, xếp song song ở mặt phẳng xích đạo.
+ Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
- Ở kì sau I: mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân ly về hai cực của tế bào.
c) Kết quả của giảm phân I: hình thành 2 tế bào con có lượng NST giảm đi một nửa so với NST ban đầu, tạo ra các tổ hợp NST mới.
d) Kết quả của giảm phân II: tạo ra 4 tế bào con với bộ NST đơn bội.
=> Bộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân I là n NST kép (đơn bội kép), 4 tế bào được tạo ra sau giảm phân II có bộ NST đơn bội (n NST đơn).
Luyện tập 1. Nhận xét về sự phân li và tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau qua các giai đoạn của giảm phân I.
Trả lời:
Các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực của tế bào.
Câu hỏi 5. Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân theo gợi ý trong bảng 14.1
Trả lời:
Điểm | Nội dung so sánh | Nguyên phân | Giảm phân |
Khác nhau | Kết quả | Tạo thành hai tế bào mang bộ NST giống tế bào mẹ | Tạo thành bốn tế bào, mỗi tế bào mang một nửa số lượng NST của tế bào mẹ |
Diễn ra ở loại tế bào | Tế bào sinh dưỡng (xôma) và tế bào sinh dục sơ khai | Tế bào sinh dục chín | |
Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo | Rất ít
| Thường xảy ra giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng | |
Sắp xếp NST trên thoi phân bào | Các NST đính với thoi phân bào ở tâm động, sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | Ở kì giữa I, các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; ở kỳ giữa II thì xếp thành 1 hàng | |
Các NST tách nhau ở tâm động | Xảy ra ở kỳ sau
| Không xảy ra ở kỳ sau I, nhưng xảy ra ở kỳ sau II
| |
Số lần phân bào | 1 | 2 | |
Đặc điểm của tế bào sinh ra so với tế bào ban đầu | Giống hệt tế bào ban đầu | Mỗi tế bào mang một nửa số lượng NST của tế bào mẹ | |
Giống nhau | – Đều có thoi phân bào. – Lần phân bào II của giảm phân diễn ra giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (ở kì giữa) và tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực tế bào (ở kì sau). |
B. Bài tập và hướng dẫn giải
2. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
Câu hỏi 6. Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào sinh dưỡng? Chúng được hình thành như thế nào?
Câu hỏi 7. Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật.
Luyện tập 2. Nhận xét về sự biến đối của giao tử đực và giao tử cái so với sản phẩm của giảm phân. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân ở các tế bào của cơ quan sinh sản đối với sự phát sinh giao tử là gì?
Câu hỏi 8. Quan sát hình 14.5 và cho biết sự thụ tỉnh là gì. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với các giao tử và tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố mẹ?
Câu hỏi 9. Dựa vào hiếu biết của em về sự thụ tinh, hãy giải thích về nguồn gốc của các nhiễm sắc thế trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thế sinh vật lưỡng bội.
Luyện tập 3. Cho biết vì sao bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ốn định qua các thế hệ cơ thế ở sinh vật sinh sản hữu tính.
Luyện tập 4. Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? Sự thụ tinh có thể tạo ra bao nhiêu khả năng tổ hợp (kí hiệu khác nhau) của bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ con?
II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
Câu hỏi 10. Theo em, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
Vận dụng 2. Có thể tác động đến những yếu tố nào trong giảm phân hình thành giao tử? Cho ví dụ.
Vận dụng 3. Lấy ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.