Giải bài 11: Nước biển và đại dương - Sách địa lí 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Một số tính chất của nước biển và đại dương
Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương.
Hướng dẫn giải:
* Độ muối:
- Muối biển là thành phần quan trọng nhất trong các chất hòa tan trong nước biển, trong đó 77,8% là muối na-tri clo-rua.
- Độ muối trung bình: 35‰, thay đổi theo không gian.
- Độ muối lớn nhất ở vùng chí tuyến (36,8‰), giảm đi ở xích đạo (34,5‰) và cực (34‰).
- Độ muối trên các đại dương lớn hơn vùng ven biển.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt đại dương thế giới: 17,5 $^o$C.
- Nhiệt độ mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ xích đạo về cực, giảm dần theo độ sâu.
- Từ mặt nước xuống biển đến độ sâu 300m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu 3 000m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.
II. Sóng biển
Câu 2: Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.
Hướng dẫn giải:
* Hiện tượng sóng biển:
- Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Bị yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển. Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.
* Nguyên nhân: thường được tạo ra chủ yếu do các tác dụng của gió, ngoài ra còn được hình thành do động đất, núi lửa.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
III. Thủy triều
Câu 3: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
- Giải thích hiện tượng thủy triều.
- Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào? Tại sao?
VI. Dòng biển
Câu 4: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.
V. Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Câu 5: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Vận dụng
Câu 1. Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?
Câu 2. Hãy phân tích một trong các vai trò của biển, đại đương đối với sự phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta.