Giải bài 12: Đất và sinh quyển - Sách địa lí 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Đất và lớp vỏ phong hóa
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 12.1, hãy trình bày khái niệm về đất. Phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm về đất: là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa, gồm có các thành phần vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì.
* Phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa:
- Lớp đất: là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.
- Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá góc.
II. Các nhân tố hình thành đất
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 12.2, hãy trình bày vai trò của các nhân tố trong việc hình thành đất.
Hướng dẫn giải:
Vai trò của các nhân tố trong việc hình thành đất
1. Đá mẹ: Là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất nên quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật và ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí - hóa của đất.
2. Khí hậu: Trực tiếp là nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành đá mẹ; ảnh hưởng đến việc hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất; tạo môi trường cho sinh vật phát triển.
3. Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo, quyết định trong việc hình thành đất, thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất được vi sinh vật phân giải và tổng hợp thành mùn tạo độ phì cho đất. Động vật sống trong đất cũng góp phần cải tạo đất.
4. Địa hình: Ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày cùa đất. Dựa vào các yếu tố như:
+ Độ cao: những vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phong hóa chậm nên hình thành đất diễn ra yếu.
+ Hướng sườn: sườn đón nắng và đón gió nhiệt độ dồi dào hơn sườn khuất nắng nên đất mún giàu hơn.
+ Độ dốc: địa hình dốc tầng đất thường mỏng, địa hình bằng phẳng tầng đất dày, giàu chất dinh dưỡng.
+ Hình thái địa hình: nơi trũng ngập nước thường có đất khác với nơi cao ráo thoát nước tốt.
5. Thời gian: Thời gian từ khi đất bắt đầu hình thành đến nay được gọi là tuổi đất. Ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất.
6. Con người: thông qua hoạt động sản xuất làm cho đất biến đổi tính chất so với tính chất ban đầu của nó, có thể làm cho đất tốt lên hay xấu đi.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
III. Khái niệm, đặc điểm và giới hạn của sinh quyển
Câu 3: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, giới hạn của sinh quyển và phân tích đặc điểm của sinh quyển.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
Câu 4: Đọc thông tin, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
Vận dụng
Câu 1. Hãy nêu khái quát quá trình hình thành đất từ đá gốc.
Câu 2. Tại sao ở các loại đất khác nhau có các loài thực vật khác nhau?
Câu 3. Hãy lấy ví dụ ở địa phương em về tác động của con người đến sự phát triển và phân bố của thực vật, động vật.