Giải bài 10 Trao đổi chất qua màng tế bào - Sách sinh học 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
1. Thế nào là vận chuyển chủ động?
2. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Trả lời:
1. Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.
2. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Đặc điểm | Vận chuyển chủ động | Vận chuyển thụ động |
Chiều vận chuyển | Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. | Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. |
Nguyên lí | Không tuân theo nguyên lí khuếch tán | Theo nguyên lí khuếch tán |
Con đường | Qua prôtêin đặc hiệu | - Qua kênh prôtêin đặc hiệu. - Qua lỗ màng |
Năng lượng | Tiêu tốn năng lượng ATP | Không tiêu tốn năng lượng |
B. Bài tập và hướng dẫn giải
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
1. Thế nào là vận chuyển chủ động?
2. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
1. Phân biệt thực bào, ẩm bào và xuất bào.
2. Làm thế bào tế bào có thể vận chuyển được những phân tử protein có kích thước lớn ra khỏi tế bào? Giải thích.
3. Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, ví dụ tế bào ung thư, người ta thường bao gói thuốc trong các túi vận chuyển. Hãy mô tả cách tế bào lấy thuốc vào bên trong tế bào.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Khái niệm | Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển | Đặc điểm chất được vận chuyển | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển | |
Vận chuyển thụ động | ||||
Vận chuyển chủ động | ||||
Thực bào và xuất bào |
2. Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm?
3. Tại sao khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?
4. Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Giải thích tại sao.
5. Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose?