Giải bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa. - Sách địa lí 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Khái niệm thủy quyển
Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm thủy quyển.
Hướng dẫn giải:
- Là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi).
- Bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển, trong đó 3% là nước ngọt, còn lại là nước mặn.
Câu 2: Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:
1. Chế độ mưa: quy định chế độ nước sông
Chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó. Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi có địa hình thấp ở vùng ôn đới, nguồn tiếp nước cho sông chủ yếu là nước mưa
2. Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh.
Ở những miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nhiều nước.
3. Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông
Khi nước sông lên chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống, nước hồ đầm chảy ra sông cho đỡ cạn.
4. Địa hình: Chế độ thoát nước trên sông
- Vùng có độ dốc địa hình càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh.
- Vùng bằng phẳng nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
5. Đặc điểm đất, đá và thực vật: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.
- Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa.
- Các khu vực có lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
6. Con người: Điều tiết chế độ nước sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,…
B. Bài tập và hướng dẫn giải
II. Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành
Câu 3: Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
III. Nước băng tuyết và nước ngầm
Câu 4: Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm trên Trái Đất.
IV. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt
Câu 5: Đọc thông tin, hãy nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn nước ngọt. Theo em, giải pháp nào quan trọng nhất.
Vận dụng
Câu 1. Dựa vào bảng 10.2, hãy lựa chọn và trình bày về chế độ nước của một trong các con sông dưới đây:
Vận dụng
Câu 2. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?