B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. CỦNG CỐ
Bài tập 1. Em hãy tìm các từ khoá tương ứng với những gợi ý dưới đây.
Câu 1. Là từ gồm 10 chữ cái, chỉ về hiện tượng xã hội bao gồm: những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với xã hội
Câu 2. Là từ gồm 16 chữ cái, nói về một trong những hậu quả của tệ nạn xã hội đối với đời sống xã hội.
Câu 3. Là từ gồm 5 chữ cái, chỉ về một loại chất gây nghiện nguy hại cho người sử dụng, có tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác như: giảm đau, hưng phấn, dễ chịu,...hoặc tạo ra ảo giác.
Câu 4. Là từ gồm 6 chữ cái, là tên của một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để trao đổi, mua bán với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục hoặc lợi ích vật chất.
Câu 5. Là từ gồm 5 chữ cái, nói về một loại tệ nạn xã hội nguy hiểm cho xã hội, được tổ chức dưới nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt nhưng bản chất là thể hiện sự sát phạt nhau giữa những người chơi, gây mất trật tự, an toàn cho xã hội.
Câu 6. Là từ gồm 11 chữ cái, đây là một loại tệ nạn xã hội biểu hiện việc cuồng tín vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến những hậu quả xấu về sức khoẻ, thời gian, tài sản,... cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Bài tập 2. Những ý kiến sau là đúng hay sai? Em hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao.
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
1. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ. |
|
|
|
2. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội. |
|
|
|
3. Tất cả những hiện tượng phổ biến trong coi là thám thối rơi sáng tạo xã hội đều được gọi là tệ nạn xã hội. |
|
|
|
4. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm là các tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất. |
|
|
|
5. Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức của con người. |
|
|
|
6. Chỉ những gia đình nghèo khó, không có điều kiện quan tâm, chăm sóc, bảo ban nên con cái mới vướng vào tệ nạn xã hội. |
|
|
|
7. Mọi nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội đều là do giáo dục của gia đình. |
|
|
|
8.Tệ nạn xã hội không chỉ gây mất trật tự xã hội. | ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội mà còn là con đường dẫn đến tội ác. |
|
|
|
Bài tập 3. Em hãy hoàn thành bảng sau:
Bài tập 4. Em hãy lựa chọn đáp án đúng.
Câu 1. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:
A. thực trạng xã hội.
B. tệ nạn xã hội.
C. lối sống xã hội
D. chuẩn mực xã hội.
Câu 2. Những tệ nạn xã hội được xem là nguy hiểm nhất hiện nay là:
A. cờ bạc, ma tuý, trộm cướp.
B. cờ bạc, trộm cướp, mại dâm.
C. cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
D. cờ bạc, ma tuý, trộm cướp, mại dâm.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.
D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.
Câu 4. Những tệ nạn xã hội nào dưới đây là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Trộm cướp và mại dâm.
B. Mại dâm và ma tuý.
C. Cờ bạc và ma tuý.
D. Cờ bạc và mại dâm.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội?
A. Đời sống vật chất được nâng cao.
B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.
C. LUYỆN TẬP
Bài tập 5. Em hãy bày tỏ quan điểm về các ý kiến sau.
Ý kiến |
Quan điểm của em và giải thích |
1. Dùng thử ma tuý một lần thì khôgn sao |
|
2. Tuyệt đối không làm bạn, giao lưu với người nghiện | ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.
|
|
3. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa các tệ nạn xã hội. |
|
4. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý. |
|
Bài tập 6. Em hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của các chất gây nghiện dưới đây.
Loại chất gây nghiệm |
Tác hại |
Ma tuý đá |
|
Hồng phiến |
|
Tem lưỡi LSD |
|
Bóng cười |
|
Thuốc lắc |
|
Bài tập 7. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Giờ ra chơi, một nhóm bạn nam lớp 7D thường tụ tập chơi bài. Lúc đầu, các bạn chỉ chơi cho vui, ai thua thì bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. Một lần, N đề nghị: “Chơi thế này chán lắm, hay là chúng mình chơi ăn tiền đi cho thích". M vội can ngăn: “Không được đâu, chơi ăn tiền là đánh bạc, là vi phạm pháp luật, không cẩn thận chúng mình sa vào tệ nạn xã hội đấy!”. N đáp: “Ôi dào, mình chơi có 1.000 đồng, 2.000 đồng, số tiền nhỏ sao mà vi phạm pháp luật được. Cậu cứ nói quá!”.
Câu hỏi:
– Em đồng ý với ý kiến của Nhay M trong tình huống trên? Vì sao?
– Nếu là bạn cùng lớp với N và M, em sẽ ứng xử như thế nào?
Bài tập 8. Em hãy xử lí tình huống sau: Thấy H đang lo lắng vì đã lỡ dùng hết số tiền đóng học phí để đi chơi điện tử. Bà hàng nước gần nhà đã dụ H mang một túi nhỏ đựng ma tuý đi giao hộ và hứa sẽ trả cho H một khoản tiền đủ để đóng học phí. H phân vân một lúc, sau đó, đã nhận lời bà hàng nước. H tự nhủ: “Mình chỉ làm một lần này thôi rồi không bao giờ làm nữa, còn hơn là bị mẹ mắng"
Câu hỏi:
– Theo em, H suy nghĩ như vậy đúng hay sai? Vì sao?
– Nếu là H, trong tình huống này, em sẽ ứng xử như thế nào?
D. VẬN DỤNG
Bài tập 9. Sắp tới, nhà trường có tổ chức cuộc thi “Môi trường học đường nói không với tệ nạn xã hội". Em hãy viết bài dự thi (khoảng 300 chữ) nói về nguyên nhân, hậu quả của một hoặc một số tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường.
Bài tập 10. Em và các bạn hãy quay một video ngắn để tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường học, sau đó giới thiệu trước cả lớp về sản phẩm truyền thông đó.