Giải bài 10 Con đường đến trường - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
KHỞI ĐỘNG
Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?
Câu trả lời:
- Trên đường đi học, em thích quan sát xem có cỏ gà, bông hoa hay chú dế nào không.
- Trên đường đi học, em thích quan sát dòng sông, dãy núi, mặt trời mọc và lặn.
- Trên đường đi học, em thích quan sát xem có hàng quán nào không để vào ăn sáng, hay mua đồ dùng học tập
ĐỌC
1. Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?
2. Con đường được miêu tả như thế nào?
- Vào những ngày nắng
- Vào những ngày mưa
3. Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?
4. Theo em, bạn nhỏ có tình càm như thế nào với cô giáo?
5. Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu trả lời:
1. Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên:
- Hình dáng con đường: vắt vẻo lưng chừng đồi.
- Bề mặt đường: mấp mô.
- Hai bên đường: lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên.
2. Con đường được miêu tả:
- Vào những ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông.
- Vào những ngày mưa: lầy lội và trơn trượt.
3. Các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì cô giáo người vùng xuôi đứng đợi các bạn ở những đoạn đường khó đi để đưa các bạn đến lớp.
4. Bạn nhỏ rất yêu quý cô giáo.
5.
- Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em suy nghĩ về con đường đi học của mình có nhiều thuận lợi hơn. Vì thế em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ và em cũng mong muốn có thể giúp đỡ các bạn có con đường đi học giống như trong bài.
- Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài giống với con đường đi học của em, cũng toàn sỏi đá, bùn đất. Có lần đi học bằng xe đạp, chẳng may đi vào chỗ lầy, quần áo của em lấm láp. Em ước ao con đường đi học của mình sẽ bằng phẳng hơn, để cho em có thể đi học dễ dàng hơn.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: D, Đ
1. Viết tên riêng: Bình Dương
2. Viết câu:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
(Nguyễn Du)
Câu trả lời:
HS tự thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường.
Mẫu: mấp mô
2. Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và mỗi nhóm đặt một câu với từ ngữ tìm được.
3. Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông (ô trống).
xanh um, nhộn nhịp, đỏ rực, râm ran, sớm
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa ∎. Tiếng ve kêu ∎ giữa những tán lá sấu ∎. Gần đến trường, khung cảnh ∎ hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: "Mẹ ơi, chiều mẹ đón con ∎ nhé!".
(Kim Ngân)
Câu trả lời:
1. Những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường: mấp mô, gồ ghề, rộng và dài thênh thang, nhỏ hẹp, bằng phẳng, trơn láng,...
2. Các từ ngữ chỉ đặc điểm
Từ chỉ màu sắc | Từ chỉ âm thanh | Từ chỉ hương vị |
|
|
|
- Đặt một câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được:
- Hoa phượng đỏ rực cả góc sân trường.
- Những ngày mùa đông, mưa rả rích.
- Em thích ăn bánh mì mặn.
3. Thứ tự các từ cần điền lần lượt như sau:
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: "Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!".
(Kim Ngân)
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
1. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người thân mà em yêu quý.
Gợi ý:
- Giới thiệu về người thân mà em yêu quý.
- Nêu những đặc điểm mà em thấy ấn tượng về người đó.
- Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó.
2. Trao đổi bài viết với bạn của em.
- Đọc bài viết của bạn và góp ý cho bạn.
- Nghe bạn góp ý cho bài viết của mình.
- Sửa lại bài cho hay hơn.
Câu trả lời:
1. HS viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người thân mà em yêu quý. Ví dụ:
Trong nhà, em quý nhất là ông ngoại. Ông ngoại em tóc trắng cả rồi. Ông có má lúm đồng tiền rất duyên. Em thấy ông rất hiền. Mỗi lần ông sang nhà em chơi hay em về thăm ông, ông đều chơi cùng với em và đều nhường cho em thắng. Trong lớp, nhiều bạn thường chê em vẽ xấu nhưng ông luôn động viên là em vẽ rất đẹp. Ông còn bảo em vẽ mấy bức tranh nho nhỏ để ông dán lên bể cá. Em rất nhớ ông và rất muốn về quê chơi với ông.
2. HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.
VẬN DỤNG
Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường.
Câu trả lời:
Một số câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường:
- Yêu lắm trường ơi (Nguyễn Trọng Hoàn)
- Tạm biệt búp bê (Nguyễn Trọng Hoàn)
- Tôi đi học (Thanh Tịnh)
- Gửi lời chào lớp một (Hữu Tưởng)