Gạch dưới những từ ngữ cầu khiến trong các câu sau và thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của câu thay đổi như thế nào..
a) Những từ cầu khiến trong câu:
(1) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(2) Ông giáo hút trước đi.
(3) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
Khi thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ, nghĩa của câu có những sự thay đổi nhất định:
(1) Thêm chủ ngữ: Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
Nghĩa của câu về cơ bản không thay đổi nhưng giúp cho đối tượng tiếp nhận được xác định rõ hơn và đồng thời sắc thái của lời yêu cầu những nhẹ nhàng, tình cảm hơn.
(2) Bớt chủ ngữ: Hút trước đi.
Nghĩa của câu thay đổi: Lời đề nghị trở nên sỗ sàng, bất lịch sự và khiếm nhã.
(3) Thay đổi chủ ngữ: Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?
Nghĩa của câu thay đổi: người nói đã bị loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị.
b) Câu cầu khiến:
(1) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(2) - Các em đừng khóc.
(3) - Đưa tay cho tôi mau!
- Cầm lấy tay tôi này!
Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu:
Câu (1): có từ cầu khiến: đi; không có chủ ngữ.
Câu (2): có từ cầu khiến: đừng, có chủ ngữ: Các em.
Câu (3): Không có chủ ngữ và từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.
c)
Câu (1) có chủ ngữ Thầy em, ngược lại câu (2) không có chủ ngữ
=> Ý nghĩa cầu khiến của câu (1) nhẹ nhàng, ân cần và tình cảm hơn.