Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại..

Cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại:

  • Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập).
  • Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
  • Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến, hương liệu,...
  • Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường. 
  • Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây. 
  • Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công.