Bài tập 1:
Dù trẻ không nói, hành vi bạo lực thường để lại dấu hiệu rõ rệt mà phụ huynh có thể quan sát thấy từ con em mình:
- Xuất hiện các vết thương, bầm tím không rõ nguyên nhân.
- Sinh hoạt bất thường, kém ăn, khó ngủ hoặc ngủ li bì.
- Sức khỏe thay đổi, ốm, sốt, xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, dễ bị hoảng loạn (la hét, ác mộng, giật mình).
- Không muốn đến trường.
- Từ chối chia sẻ về bạn bè hay các hoạt động diễn ra tại trường lớp.
- Từ chối tham gia các hoạt động của gia đình, nhà trường, cô lập bản thân và chỉ muốn ở một mình.
- Buồn bã, tức giận, lo âu, sợ hãi vô cớ.
- Tự làm đau bản thân (cắt tay, đập đầu, đấm vào tường, tự đốt bản thân…)
Bài tập 2:
Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.
Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.
Bài tập 3:
Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường. Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu.
Nhờ đó trẻ biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp nhận. Trong các vụ bạo lực học đường, trẻ có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ lĩnh, gấu nhí, nhưng cả hai đều gánh chịu tổn thương về sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách.
Khi trẻ nhận định, phân tích, trẻ cũng biết được gây ra bạo lực học đường là hành vi xấu, không được xã hội chấp nhận, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
Bài tập 4: Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất:
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường sẽ bị trừng phạt một cách hợp lý, và pháp luật phải abro vệ người bị bạo lực.
Vì hiện nay, đa số người ta khôgn công minh với các vụ này.
Bài tập 5:
Năm em lên lớp 6, bởi vì yêu cầu công việc của bố mẹ nên gia đình em đã chuyển từ quê ra thành phố sinh sống. Khi em đến ngôi trường mới, có một nhóm bạn trong lớp liên tục vây quanh chế giễu em và nói những lời xúc phạm em chỉ vì em không phải là người thành phố. Các bạn đó còn sai em đi mua đồ ăn vặt, làm trực nhật cho các bạn ấy nếu không các bạn sẽ đánh em.Điều đó khiến cho em rất sợ hãi mối khi đến trường, trên lớp học không thể tập trung vào bài giảng vì lo lắng không biết các bạn sẽ bắt mình làm gì, thường xuyên mơ thấy ác mộng khiến cho cơ thể mệt mỏi.
Bài tập 6:
Câu 1: A
Câu 2: B, C
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: D
Câu 7: C