Bài 7:
Trường hợp 1:
- báo cáo với giáo viên chủ nhiệm và nói cho bố mẹ bạn ấy biết
Trường hợp 2:
- Trao đổi lại với bố mẹ, nhờ bố mẹ nói chuyện lại với giáo viên
Bài 8: Mở phòng tư vấn tâm lý cho học sinh:
Các hình thức tư vấn:
- Hẹn gặp em cuối buổi học tại phòng truyền thống Đội để trò chuyện tâm sự với em về những vấn đề em gặp phải.
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt động giao lưu với bạn bè.
+ Học sinh trả lời: Vì về nhà em không có ai chơi, ông bà thì đã già cũng không bày được cho em học, em không có ai để tâm sự, nói chuyện. Đến giờ ăn cơm, học bài và tắm thì ông bà chỉ gọi và nhắc nhở rồi làm theo.
- Giáo viên tư vấn cho em: Chia sẻ những mất mát, thiếu thốn về tình cảm mà em phải đối mặt. Trở thành người anh, người bạn tốt và nói chuyện với em khi em cần giúp đỡ. Cho em tham gia vào nhóm học tập tại khu dân cư, bố trí các anh chị lớp trên giúp đỡ.
- Bố trí Giáo viên hoặc Đoàn viên thanh niên giúp đỡ em trong các hoạt động học tập và ngoài giờ lên lớp.
- Phân công em tham gia vào các công việc nhó, tổ vào các đội măng non, sao đỏ, cờ đỏ và giao nhiệm vụ để em hoàn thành cùng accs nhóm bạn qua đó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp.
- Phân công các bạn cùng nhóm để giúp đỡ trong mỗi tiết học tổ chức tham gia các hoạt động tập thể để giúp con tự tin và mạnh dạn hơn, biết phân biệt và bảo vệ bản thân nhiều hơn.
- Xin số điện thoại của ba mẹ để gọi điện an ủi cho em hoặc gặp riêng ông bà để chia sẻ cho ông bà về tình trạng tại trường. Mong ông bà khuyên răn, tạo niềm tin cho cháu một môi trường tâm lý thoải mái khi đến trường và về nhà.