Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?.
Câu 1.
A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
=> Không đồng tính.
* Giải thích: bất cứ ai dù người nghèo hay người dư dả tiền bạc đều phải lập kế hoạch tài chính cá nhân để quản lí thu, chi của mình, tránh xài tiền phung phí.
B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai.
=> Đồng ý.
* Giải thích: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, Bạn Q sẽ quản lí được tình hình thu, chi của bản thân, sử dụng và tiết kiệm tiền hiệu quả để có được số tiền mong muốn trong tương lai.
C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.
=> Không đồng tính.
* Giải thích: khi là học sinh, em cũng nên kế hoạch tài chính cá nhân để quản lí thu, chi của mình, tránh tiêu xài phung phí mà còn giúp em tiết kiệm được khoản tiền để chi tiêu cho các khoản cần thiết mà không cần xin ba mẹ.
D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phí, không, bị nợ nần.
=> Đồng ý.
* Giải thích: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, Bạn Q sẽ quản lí được tình hình thu, chi của bản thân, sử dụng và tiết kiệm tiền hiệu quả, không tiêu xài phung phí, vỡ kế hoạch dẫn đến nợ nần.
Câu 2.
* Gợi ý tham khảo: Em tiết kiệm tiền để năm đầu đại học có thể sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học.
- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.
- Mục tiêu: sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học vào năm đầu đại học với mức giá khoảng 20 triệu.
- Thời gian: 2 năm.
- Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.
- Số tiền hiện tại: 2 triệu.
- Số tiền cần tiết kiệm: 18 triệu.
- Thu hằng tháng: 1,2 triệu (bố, mẹ cho mỗi ngày 40 000 đồng)
- Chi hằng tháng: 980 000 đồng (30 000 đồng ăn sáng và uống nước buổi trưa từ thứ 2 - 7, chủ nhật 50 000 ăn vặt cùng bạn).
=> Số tiền còn lại mỗi tháng: 220 000 đồng.
* Vậy: sau 2 năm, nếu thực hiện đúng kế hoạch dự kiến sẽ dư: 5 280 000 đồng.
- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
Thu:
- Mỗi tháng chỉ ăn vặt 2 ngày chủ nhật: tiết kiệm thêm 100 000 đồng mỗi tháng. => Sau 2 năm: 2 400 000 đồng.
- Làm đồ handmade để bán trong vòng 2 năm: dự kiến mỗi tháng thu trung bình khoản 300 000 đồng. => Sau 2 năm: 10 800 000 đồng.
- Thu gom giấy, sách vở cũ để bán sắt vụn trong vòng 2 năm: dự kiến sau 2 năm: 500 000 đồng.
- Xài đồ dùng cẩn thận, không làm rơi vỡ, sữa chữa đồ dùng khi còn có thể, không tiêu xài phung phí khi không có kế hoạch khác.
=> Vậy theo như kế hoạch ban đầu, số tiền sau 2 năm sẽ có được là: 18 980 000 đồng.
- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
- Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.