Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã? Tại sao khi điều trị AIDS,....

1. Do điều kiện sống tự nhiên nên trong cơ thể động vật hoang dã tồn tại rất nhiều loại virus, các loại virus này liên tục tiến hóa. Lúc gặp cơ hội phát tán vào cơ thể người, virus tiếp tục biến đổi đến khi "chiến thắng" hệ miễn dịch, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh lạ. 

2. Khi điều trị AIDS, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau vì các thuốc điều trị HIV khác nhau được nghiên cứu giúp ngăn chặn vi rút tại các thời điểm khác nhau trong vòng đời của nó. Sử dụng kết hợp, chúng sẽ giúp kiểm soát HIV, làm giảm khả năng sinh sản và lây nhiễm của vi rút, giúp kiểm soát lượng vi rút HIV ở mức thấp nhất khi người bệnh tuân thủ điều trị.

3. Kháng sinh chỉ điều trị được những nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, trong khi đó cúm lại là một bệnh do nhiễm virus influenza, và hiển nhiên kháng sinh không hề có tác dụng đối với cúm.

=> không thể điều trị cúm bằng kháng sinh.

4. Virus khảm thuốc lá có thể lan truyền thông qua các hạt giống bị nhiễm bệnh, cây con, cỏ dại và các bộ phận của cây đã nhiễm virus. Gió, mưa, các loài châu chấu, các động vật có vú loại nhỏ và chim chóc cũng có thể lan truyền virus từ cây này sang cây khác. Thao tác canh tác không phù hợp trong khi xử lý cây trồng cũng góp phần giúp virus phát tán. Nếu chẳng may con người hút phải thuốc là từ các cây bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc bị nhiễm bệnh thì vẫn có nguy cơ bị nhiễm virus khảm thuốc lá.

5. Em đã được tiêm vaccine phòng sởi, quai bị, covid 19, lao, viêm gan siêu vi B,...