Dưới đây là cuộc trò chuyện của ba bạn học sinh về bài thơ Nhớ rừng:....

Đồng ý với ý kiến của bạn Mai.

Một nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ đó là việc sử dụng rất thành công biện pháp đối lập. Tác giả đã dùng thử pháp đối lập để tạo nên hai cảnh tượng tương phản giữa cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi non hùng vĩ xưa nơi con hổ từng ngự trị (đoạn 2 và đoạn 3).

Đó là sự tương phản giữa cảnh thực tại và cảnh trong dĩ vãng, mộng tưởng. Và thông qua đó thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

Đoạn 1 và đoạn 4: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam cầm đầy tù túng với “cũi sắt”; bị nhốt cùng “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự”. Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn. Cảnh vật thì nhàm chán “không đời nào thay đổi”, sửa sang “tầm thường”, “giả dối”. Quanh đi quẩn lại chỉ là những "dải nước đen giả suối chẳng thông dòng" len dưới những "mô gò thấp kém", là những "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng". Toàn những cảnh “học đòi bắt chước” không có gì là "bí hiểm" "hoang vu". Giọng điệu ở đây đầy sự giễu nhại, ngao ngán, chán nản và căm tức.

Đoạn 2 và 3: Cảnh núi non hùng vĩ xưa nơi con hổ từng ngự trị:

Đối lập với cảnh vườn bách thú tầm thường là cảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ với vẻ thâm nghiêm của bóng cả cây già chứa đựng nhiều bí ẩn: “hang tối”, “thảo hoa không tên tuổi”, “rừng sâu bí mật”, với những thanh âm dữ dội, man dại, “gió gào ngàn”, “nguồn hét núi”.  Đoạn 3 là hình ảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là những khung cảnh thơ mộng, lãng mạn “những đêm vàng bên bờ suối”, con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” mà cũng rất oai linh, dữ dội với cảnh "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh "bình minh cây xanh nắng gội", được đợi chờ "chết mảnh mặt trời" của những chiều "lênh láng máu sau rừng". Ở đây, con hổ hiện lên với một tư thế lẫm liệt, kiêu hùng.

Ớ đây, tác giả đã sử dụng những hình ảnh rất đặc sắc, phong phú, gợi cảm, đặc biệt giàu chất tạo hình để đế dựng nên sự kỳ vĩ của núi rừng cũng như tư thế uy nghi của con mãnh thú:

Hình ảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ hiện ra qua các hình ảnh rất gợi cảm và đặc sắc : bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bờ suối, cây xanh nắng gội, ngày mưa chuyên bốn phương ngàn...

+ Những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

+ Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

Cộng thêm là cách dùng đại từ xưng hô “Ta” đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế của vị chúa sơn lâm. Giọng điệu thơ khi u uất, dằn vặt khi lại đanh thép, hào sảng và tha thiết, hùng tráng.