Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bô giao thông vận tải..

Câu 2. Các nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bô giao thông vận tải.

 1. Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của loại hình vận tải, sự hỉnh thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.

 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông và sự hoạt động của các phương tiện vận tải.

 3. Điều kiện kinh tế — xã hội:

  Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hoá, hành khách).

Câu 3. Tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới.

* Tình hình phát triển: Ưu thế của giao thông vận tải đường ô tô là sự tiện lợi, tính cơ động, dễ kết nói với các loại hình vận tải khác,... Tổng chiều dài đường ô tô trên thế giới không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (năm 2000) lên 38 016,5 nghìn km (năm 2019). Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng. Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Vì vậy việc phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, giao thông thông minh đang được các quốc gia hướng tới.

 * Sự phân bố: Mật độ và chiều dài đường ô tô rất khác nhau giữa các châu lục và các quôc gia. Riêng năm nước có chiêu dài đường ô tô lớn nhât (Hoa Ky, Trung Quôc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga) đã chiếm hơn 1/2 tổng chiều dài đường ô tô của thế giới.

Câu 4. Tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sắt trên thế giới:

* Tình hình phát triển: Đầu thế kỉ XIX, giao thông vận tải đường sắt ra đời với sự kết hợp giữa việc sử dụng đầu máy hơi nước với đường ray bằng sắt. Từ đó, ngành vận tải đường sắt không ngừng phát triển cả về chiều dài tuyến đường. trình độ kĩ thuật, khả năng vận hành

* Sự phân bố: Mạng lưới đường sắt có sự phân bố không đều giữa các châu lục và các quốc gia. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ là những nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới.