Dựa vào gợi ý sau, hãy lập dàn ý cho đề văn trên....
- Vấn đề nghị luận trong đề bài trên: Cái hay và cái đẹp trong hai khổ thơ đầu bài Sang thu.
- Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã dùng những giác quan để cảm nhận tín hiệu thu về:
- Khứu giác cảm nhận “hương ổi”.
- Xúc giác cảm nhận “gió se”.
- Thị giác nhận thấy “sương chùng chình”
Khi nhận ra sự hiện diện của mùa thu, nhà thơ thảng thốt, bất ngờ và dè dặt nhận định “Hình như thu đã về”. Trong cảm xúc của nhà thơ có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng. Cái cảm giác mơ hồ, mong manh rất tinh tế và đầy xao xuyến.
- Trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu bằng những biện pháp tu từ:
- Phép tu từ nhân hóa qua từ “dềnh dàng” khiến dòng sông hiện lên rất có tình. Nó như đang chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi, nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.
- Phép tu từ nhân hóa qua từ “vội vã” khiến đàn chim cũng trở nên rất có hồn. Những chú chim cũng như con người, biết vội vã chuẩn bị cho một mùa đông sắp đến.
- Nhân hóa đám mây qua động từ “vắt” được dùng hết sức tinh tế và đắt giá để gợi ra hình ảnh đám mây như đang mải mê lấn sang màu thu nhưng vẫn còn chút gì đó vấn vương mùa hạ. Cái cách “vắt nửa mình” thật thi vị. Hình ảnh “đám mây” vắt ngang trên bầu trời tựa như một cây cầu bắc ngang hai bến hạ - thu.