Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:.

(1) Những từ ngữ trong văn bản thể hiện rõ thái độ và tình cảm của tác giả:

Từ ngữ: hỡi, muốn, nhân nhượng, quyết tâm, thà, nhất định, hễ là, ai cũng phải,…

Những câu văn cảm thán:

- Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

- Hỡi đồng bào toàn quốc !

- Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quân Ị

- Hỡi đồng bào !

- Chúng ta phải đứng lên !

(2) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn cảm thán, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Tác giả sử dụng những câu văn cảm thán, biểu cảm nhằm nhấn mạnh thái độ, quan điểm của mình và khơi gợi tình cảm, cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc, người nghe.

(3) Ngoài những từ, cụm từ, kiểu câu thì những yếu tố như giọng điệu, biện pháp tu từ điệp ngữ, phép liệt kê,…  cũng góp phần tạo nên tính chất biểu cảm của văn bản.

(4) Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố biểu cảm nhưng văn bản trên vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm.

Bởi vì những tác phẩm này viết ra nhằm mục đích nghị luận chứ không phải biểu cảm (nêu quan điểm, ý kiến bàn luận phải trái, đúng, sai, nên suy nghĩ, sông và hành động như thế nào). Trong hai văn bản này, các yếu tố biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.

(5) Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).