1. Đoạn trích gồm 4 đoạn văn. Mỗi đoạn văn đều có câu chủ đề. Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định được nội dung của từng đoạn.
– Đoạn 1 giải thích khía cạnh thứ nhất của hình ảnh “tấm bản đồ”: cách nhìn
của ta về cuộc đời.
– Đoạn 2 khẳng định: những tấm bản đồ khác nhau sẽ dẫn người ta đi theo
những con đường khác nhau.
– Đoạn 3 giải thích khía cạnh thứ hai của hình ảnh “tấm bản đồ”: tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận của con người về bản thân.
– Đoạn 4 nêu ý nghĩa của “tấm bản đồ” đối với cuộc sống của mỗi người.
2. Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm khẳng định rằng: Những tấm bản đồ được xác định bởi những con người khác nhau sẽ không hề giống nhau. Điều này được thể hiện rõ ở câu: “Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào.".
3. Ở đoạn thứ nhất, ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” được xác định qua câu: “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.”. Ở đoạn thứ ba, việc xác định ý nghĩa của “tấm bản đồ” ở trong câu: “Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.”. Hai ý nghĩa vừa nêu khác nhau ở chỗ: một bên thể hiện cái nhìn ra ngoài (cuộc đời và con người); một bên thể hiện cái nhìn vào chính bản thân.
4. Tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định những thành bại của con người trong cuộc sống.
5. Ở trường hợp a, cụm từ cách nhìn ở câu (1) được lặp lại ở câu (2) cho thấy hai câu này dùng phép lặp để liên kết. Ở trường hợp b, cụm từ hai quan điểm khác nhau này ở câu (2) được dùng để nói về hai tấm bản đồ có nội dung ngược nhau ở câu (1) chứng tỏ hai câu liên kết với nhau bởi phép thế trái