Đọc phần tóm tắt nội dung của vở chèo Quan Âm Thị Kính....
Thị Kính là một người con gái nết na, xinh đẹp, thùy mị, đoan trang của nhà Mãng Ông. Thị Kính lại là một người con vô cùng hiếu thảo, vì thế dù đến tuổi cưới chồng, nhưng nàng mãi chưa chịu cưới vì nàng mong muốn ở nhà chăm sóc người cha già neo đơn. Một hôm,chàng trai nhà họ Sùng tên là Thiện Sĩ - học trò dòng dõi thi thư đã đến xin cưới Thị Kính.Để khiến cha vui lòng, Thị Kính đồng ý lấy Thiện Sĩ. Hai người có cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
Hàng ngày, Thiện Sĩ ở nhà chăm chỉ đọc sách, học hành, còn Thị Kính thì lo chăm việc đèn đóm, cơm nước may vá. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc và la toáng lên. Mẹ chồng - Sùng Bà vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính vì thương cha, muốn tránh tiếng xấu cho cha của mình, nàng thương xót cho thân phận mình nên Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ, khi đi chùa dâng hương gặp Kính Tâm, vì dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ. Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, nhà chùa lập đàn giải oan cho nàng. Đức Phật từ bi thấu hiểu lòng nàng, sự hi sinh cao cả không tính toán của Thị Kính nên đã phong nàng thành Đức Phật Quan Âm Thị Kính.